Thanh Hóa: Nghịch lý trong đầu tư cảng cá

Với hiện trạng các cảng cá xuống cấp như hiện nay, việc khai thác hải sản của ngư dân Thanh Hóa đang gặp rất nhiều khó khăn.

cảng cá Hòa Lộc
Cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc sau 10 năm đi vào hoạt động đã xuống cấp. Ảnh: TTTĐ

Thanh Hóa hiện có 3 cảng cá lớn gồm Lạch Bạng (thị xã Nghi Sơn), Lạch Hới (TP Sầm Sơn) và Hòa Lộc (huyện Hậu Lộc). Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ, việc quy hoạch đầu tư xây dựng và khai thác cảng cá thiếu đồng bộ, nên có nơi cảng cá đầu tư hàng chục tỷ đồng bỏ hoang gây lãng phí, nơi khác tàu thuyền lại không có chỗ neo đậu.

Cảng cá loại II Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc phục vụ cho khoảng 600 tàu cá hoạt động. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động đến nay cảng cá này vẫn chưa một lần được nâng cấp, sửa chữa. Hiện các hạng mục tại cảng cá Hoà Lộc đã xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, luồng lạch ra vào cảng bị bồi lắng, dần thu hẹp vì vậy các tàu thuyền ra, vào cảng bốc dỡ hàng hóa và kết hợp vào trong âu neo đậu, tránh trú bão gặp nhiều khó khăn. Còn tại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Trường cũng bị bồi lắng rất nghiêm trọng, các tàu công suất 400 CV không thể vào neo đậu, tránh trú bão được.

cảng cá
Cảng cá Lạch Hới bị bồi lắng khiến tàu thuyền ra vào rất khó khăn. Ảnh: Võ Dũng

Trong khi nhiều cảng cá tại Thanh Hoá bị xuống cấp nghiêm trọng thì tỉnh lại đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng cảng cá loại III tại xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá năm 2017 với kinh phí 46 tỷ đồng. Sau khi bàn giao cho huyện Hoằng Hoá thì nhiều năm nay, cảng cá này dường như bỏ hoang, chỉ lác đác một số thuyền, bè nhỏ hoạt động.

cảng cá
Cảng cá Hoằng Phụ được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng hiện chỉ có những con tàu nhỏ có thể neo đậu. Ảnh: Võ Dũng

Trong khi chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan còn đang loay hoay tìm giải pháp khai thác hiệu quả cảng cá Hoằng Phụ thì ngư dân vẫn chưa thể yên tâm bám biển khi thực trạng các cảng cá xuống cấp nghiêm trọng như hiện nay.

Nhiều năm nay, các tàu cá công suất 400 CV ra vào cảng cá Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc gặp nhiều khó khăn do luồng lạch bị bồi lắng nghiêm trọng. Các phương tiện khai thác thuỷ sản phải chờ nước lên mới vào cảng cá dẫn đến chất lượng thủy sản giảm, khó bán, giá thấp, tăng thêm chi phí nhiên liệu. Những ngày con nước kém, nhiều tàu bị mắc cạn ngay ở cửa lạch.

Các cảng cá được đầu tư nhiều năm, đã xuống cấp, chưa đáp ứng Luật Thuỷ sản 2017 và những bất cập trong quá trình đầu tư xây dựng mới các cảng cá đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nghề cá, đánh bắt xa bờ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá và đáp ứng được đội tàu cá lớn chiều dài từ 12m trở lên của tỉnh hiện nay.

Tỉnh Thanh Hoá là địa phương có số lượng hơn 2.000 tàu cá có chiều dài từ 12 m trở lên, trong đó có hơn 90 tàu có chiều dài trên 24m, số lượng tàu thuyền có công suất lớn của Thanh Hóa tăng lên rất nhiều so với các năm trước. Để ngư dân yên tâm bám biển, ổn định sản xuất, chính quyền và ngành chức năng tỉnh Thanh Hoá cần khẩn trương quy hoạch đồng bộ cảng cá phù hợp với thực tế, để không còn những nghịch lý đầu tư xây dựng cảng cá, tạo ra những khó khăn cho ngư dân như hiện nay.

Được biết, tỉnh Thanh Hoá sẽ bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn với tổng kinh phí 640 tỷ đồng giai đoạn 2021 – 2025 để nâng cấp, mở rộng các cảng cá trọng điểm như cảng Hoà Lộc, Hoằng Trường, Lạch Hới, Lạch Bạch. Đối với cảng cá Hoằng Phụ, cảng này đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đồng ý cho thí điểm chuyển đổi đơn vị quản lý là doanh nghiệp, huyện Hoằng Hoá sẽ tổ chức đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư dự kiến trong tháng 6 tới đây.

Trước những bấp cập về tình trạng xuống cấp của hệ thống cảng cá tại các địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hoá, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã giao Tổng cục Thủy sản xây dựng chương trình quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tổng số cảng cá sẽ được quy hoạch là hơn 150 cảng với tổng nhu cầu vốn dự kiến đến năm 2030 là khoảng 60.000 tỷ đồng. Qua đó, đầu tư một cách đồng bộ hệ thống cảng cá tại 28 tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước, với quy mô kết nối đồng bộ hạ tầng về giao thông, hạ tầng quy hoạch của các địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ giới hóa và bảo vệ môi trường cũng như đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về kiểm soát nghề cá.

VTV
Đăng ngày 10/05/2022
Tùng Lâm, Quang AnH
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 10:44 08/05/2025
• 10:44 08/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 10:44 08/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:44 08/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:44 08/05/2025
Some text some message..