Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta

Phế phụ phẩm thủy sản là chất thải trong hoạt động xử lý, chế biến tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí; chủ yếu dạng rắn chiếm trên 90% với đầu, xương, da, nội tạng, vây, vẩy, vỏ giáp xác/nhuyễn thể hai mảnh.

Vỏ tôm
Phụ phẩm trong công nghiệp chế biến tôm có rất nhiều dưỡng chất quý giá để khai thá

Trừ vỏ nhuyễn thể hai mảnh, hầu, ốc, giáp xác; còn lại dễ thối rữa, phân hủy rất nhanh trong nhiệt độ bình thường khoảng 27oC và độ ẩm khoảng 80%. Việc phân hủy các chất thải gây hại cho môi trường, còn nếu chế biến hợp lý thì đem lại nguồn lợi lớn.

Thực trạng trên thế giới

Số liệu của Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường, sản lượng thủy sản toàn thế giới năm 2022 khoảng 184 triệu tấn thì phế phụ phẩm ước 90 – 100 triệu tấn. Với đặc điểm là những chất hữu cơ, các loại phế phụ phẩm thủy sản có thể được sử dụng theo những mục đích sau: Chế biến thành thực phẩm cho con người; sản xuất thức ăn chăn nuôi; làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp y dược, mỹ phẩm và phân hữu cơ…Các nước trên thế giới quan tâm nhiều đến khả năng ứng dụng công nghệ sinh học để tái tạo phế phụ phẩm thủy sản thành những sản phẩm sạch, vừa hiệu quả vừa an toàn.

Ở những nước có nghề cá phát triển và công nghiệp tiên tiến như Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Pháp, Đài Loan: Phần lớn phế phụ phẩm thủy sản được chế biến để làm thực phẩm (dầu ăn, bột cá, surimi…), dược phẩm (glucozamine, dầu cá, thực phẩm chức năng), thức ăn chăn nuôi, phân hữu cơ cao cấp. Tỷ lệ thu hồi từ phế phụ phẩm thủy sản ở các nước tiên tiến đã đạt 95%. Chỉ số về khả năng tạo ra giá trị gia tăng ở Na Uy giúp sản phẩm tăng gấp 28 lần so với đầu vào. 

Còn ở những nước đang phát triển: Phế phụ phẩm thủy sản phần lớn bán cho người tiêu dùng trực tiếp hoặc làm bột cá trong thức ăn chăn nuôi. Chính phủ nhiều nước quan tâm đến hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm thủy sản, ngoài việc tăng giá trị kinh tế còn góp phần bảo vệ môi trường nên đã đầu tư nghiên cứu, chế biến. Có thể kể đến Trung Quốc, Philippine, Thái Lan, Ấn độ, Ai Cập, Chi Lê, Ecuador và cả Việt Nam. 

Chế biến cáPhế phụ phẩm trong chế biến cá gồm một phần đầu, đuôi, xương, vây, vảy, ruột, nội tạng, thịt vụn, mỡ bụng …

Tỷ lệ thu hồi từ phế phụ phẩm thủy sản ở những nước đang phát triển còn thấp nên tính chung tòan thế giới hiện nay, trung bình thu hồi mới đạt khoảng 75%. 

Thực trạng ở Việt Nam

Cũng theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường, ở nước ta, tỷ lệ sản phẩm thủy sản chế biến sâu, giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu còn rất khiêm tốn nên phế phụ phẩm nhiều. Cụ thể như các sản phẩm tôm chế biến sâu, có GTGT cao mới đạt 41,7%; các sản phẩm chế biến từ cá ngừ là 52,1%; các sản phẩm mực và bạch tuộc chế biến sâu chỉ chiếm 10,5% và đặc biệt các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao từ cá tra là rất thấp, mới chỉ đạt 2,7% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trung bình toàn ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, sản phẩm giá trị gia tăng chỉ chiếm 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tổng công suất thiết kế các cơ sở chế biến ước 3 triệu tấn sản phẩm/năm. Công suất chế biến thực tế đạt trung bình 70% công suất thiết kế, như thế một năm tạo ra hơn 2,1 triệu tấn sản phẩm, tương đương 5,5 - 6 triệu tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến, đạt 75% tổng sản lượng nguyên liệu (từ nuôi trồng, khai thác và nhập khẩu), còn lại 25% tổng sản lượng nguyên liệu phục vụ ăn tươi và xuất khẩu tươi sống. Trong đó, phụ phẩm chiếm 15-20% là hơn 1 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên liệu quý để sử dụng và chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn. 

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu quý vừa kể chưa được đánh giá cụ thể và khai thác tối đa. Hiện nay, ngành chế biến phụ phẩm thủy sản Việt Nam mới đạt khoảng 275 triệu USD/năm, nếu khai thác tốt thì nguồn nguyên liệu này có thể cho 4-5 tỷ USD/năm.

Đặc biệt là chỉ số về khả năng tạo ra giá trị gia tăng, nếu như ở Na Uy giúp sản phẩm tăng gấp 28 lần so với đầu vào, thì ở Việt Nam mới dừng lại ở mức gấp 2 – 3 lần.

Đầu tômĐầu và vỏ tôm chứa Chitosan là nguồn nguyên liệu cho ngành dược phẩm

Có thể nhìn sâu vấn đề ở hai sản phẩm chủ lực là tôm nước lợ và cá tra. Phụ phẩm trong công nghiệp chế biến tôm (chủ yếu đầu, vỏ tôm) chiếm khoảng 35-45% tổng khối lượng nguyên liệu đầu vào, có rất nhiều dưỡng chất quý giá để khai thác, tạo ra sản phẩm cao gấp nhiều lần.

Kế hoạch đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tôm 10 tỷ USD, tương ứng sẽ có hơn 400.000 tấn phụ phẩm và việc xử lý là điều kiện bắt buộc để chuỗi tôm phát triển bền vững. Cá tra những năm gần đây, sản lượng hàng năm 1,5 triệu tấn, phụ phẩm chiếm khoảng 60-70% nên có giá trị rất lớn nhưng hầu hết thải ra môi trường, gây ô nhiễm. Từ phụ phẩm cá tra, đã có 30 – 40 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chế biến bột cá, collagen, dầu cá với kỳ vọng gia tăng 15 – 25% giá trị cho toàn bộ chuỗi nuôi và chế biến cá tra.

Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cũng chỉ ra, thông tin về việc sử dụng phế phụ phẩm thủy sản ở nước ta đang thiếu được điều tra, cập nhật. Các con số đưa ra chỉ dựa vào định mức chung khi chế biến các sản phẩm thủy sản, do vậy chưa thực sự chính xác và khách quan. Mặt khác, những thông tin về việc thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến phế phụ phẩm cũng chưa đầy đủ, thiếu căn cứ để đề xuất các nhóm giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư giải quyết. Thực tế đó đang đặt ra trách nhiệm cho nhiều cấp nhiều ngành, có cả Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường. 

Đăng ngày 11/06/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Khảo sát về tình hình nuôi trồng thủy sản hậu đại dịch

Chúng tôi xin phép gửi đến quý bà con thực hiện khảo sát phần quà nhỏ là 10.000VND card điện thoại như một lời cảm ơn chân thành, kính mong quý bà con giúp đỡ.

khảo sát thủy sản
• 17:21 24/02/2022

Tép Bạc tròn 10 tuổi

Tép Bạc kỷ niệm 10 năm thành lập (22/02/2012 - 22/02/2022).

Thủy sản Tép Bạc
• 21:38 22/02/2022

22/02/2022 NGÀY VÀNG - NGÀN ƯU ĐÃI

Còn chần chờ gì nữa mà không vào chọn sản phẩm rồi bỏ vào giỏ hàng ngay, đến 22-23/02 bấm mua hàng thì sản phẩm sẽ đến tay bạn thật sớm dù bạn ở gần hay xa.

tepbac eshop
• 09:51 22/02/2022

Chi cục thủy sản Hà Nội gửi thư mời tham dự Hội thảo miễn phí

Thư mời tham gia Hội thảo "Phát huy hiệu quả của chuyển đổi số trong Nuôi trồng thủy sản" do Chi cục thủy sản Hà Nội và công ty Tép Bạc phối hợp tổ chức.

Hội thảo thủy sản
• 01:33 21/02/2022

Chính sách phát triển xanh chuỗi tôm nước lợ

Chiến lược của ngành tôm nước lợ hiện nay là xanh hóa chuỗi sản xuất, đã được định hướng trong nhiều chính sách nhà nước những năm qua với các giải pháp thúc đẩy cụ thể. Thông tin từ Cục Thủy sản và Kiểm ngư cho cái nhìn khá đầy đủ về vấn đề này.

Ao nuôi tôm
• 10:40 08/04/2025

Thị trường tôm cảnh báo và giải pháp phát triển năm 2025

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ NN&MT vừa cho biết những cảnh báo cùng yêu cầu của thị trường xuất khẩu tôm hiện nay, từ đó đặt ra các giải pháp để phát triển trong năm 2025.

Thu tôm
• 10:00 04/04/2025

Tăng trưởng xanh và bài học từ ngành tôm Ecuador

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vừa phân tích khá toàn diện ngành tôm nước ta về vị thế, thành tựu, thách thức, định hướng tăng trưởng xanh và giải pháp phát triển có thể học hỏi từ sự thành công của Ecuador.

Tôm thẻ
• 10:11 01/04/2025

Tôm tẩm bột và vấn đề tuân thủ quy định SPS của thị trường

Gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tẩm bột sang EU gặp khó khăn với việc khai báo chi tiết, trở thành vấn đề thời sự trong tuân thủ quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của các thị trường. TS. Ngô Xuân Nam là Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin thêm về quy định SPS của một số thị trường trọng điểm ngành tôm, và phân tích thách thức cùng cơ hội trong năm 2025.

Tôm xuất khẩu
• 10:42 31/03/2025
• 10:52 08/05/2025
• 10:52 08/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 10:52 08/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:52 08/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:52 08/05/2025
Some text some message..