Chính sách phát triển xanh chuỗi tôm nước lợ

Chiến lược của ngành tôm nước lợ hiện nay là xanh hóa chuỗi sản xuất, đã được định hướng trong nhiều chính sách nhà nước những năm qua với các giải pháp thúc đẩy cụ thể. Thông tin từ Cục Thủy sản và Kiểm ngư cho cái nhìn khá đầy đủ về vấn đề này.

Ao nuôi tôm
Đề án phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến 2030

Chính phủ định hướng phát triển xanh trong thuỷ sản

Từ năm 2021 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định về phát triển xanh trong thủy sản. Đáng chú ý là Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 phê duyệt Đề án phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến 2030. 

Trong đó, mục tiêu lĩnh vực Thủy sản đến 2030: Đảm bảo 50% bùn thải và 50% nước thải trong các trang trại nuôi trồng thủy sản được xử lý và tái sử dụng; 100% phụ phẩm của công nghiệp chế biến tôm và cá tra được áp dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng.

Về nghiên cứu, chuyển giao và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ: Quy trình công nghệ nuôi tuần hoàn nguồn nước, không chất thải; quy trình thu gom, xử lý tái sử dụng nước nuôi khép kín, xử lý bùn thải, nước thải trong nuôi trồng thủy sản. Công nghệ tái chế, sử dụng phụ phẩm trong ngành tôm thành các sản phẩm giá trị gia tăng. Sản xuất thức ăn thủy sản, các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung thức ăn thủy sản từ phụ phẩm nông nghiệp, các chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi. 

Chuyển giao các công nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản: Công nghệ tái chế, sử dung phụ phẩm trong ngành sản xuất tôm (vỏ tôm, râu tôm, nước thải, bùn thải) thành các sản phẩm giá trị gia tăng như Chitin, Chitosan, Peptide, axit amin, thực phẩm (dầu tôm, bột tôm), thức ăn chăn nuôi, phân bón, năng lượng tái tạo.

Bộ NN&MT thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn

Các bộ, ngành có nhiều quyết định triển khai thực hiện đề án đã được Chính phù phê duyệt. Điển hình là Bộ NN&MT (trước đây là Bộ NN&PTNT) có Quyết định số 3444/QĐ-BNN-KH ngày 12/9/2022 thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Trong đó, xác định nhiệm vụ nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản tiết kiệm nước, sử dụng có hiệu quả vật tư, giảm sử dụng kháng sinh, bền vững, giảm phát thải khí nhà kính. Áp dụng đối tượng nuôi trồng thủy sản mới có hiệu quả cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với điều kiện khí hậu. Tăng cường kiểm soát dịch bệnh, giảm sử dụng kháng sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản. 

Về nhiệm vụ chế biến: Khuyến khích áp dụng công nghệ tái chế, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế tuần hoàn. Khuyến khích sử dụng các công nghệ sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

Ngày 13/12/2024, Bộ NN&MT có Quyết định số 4441/QĐ-BNN-KHCN Xây dựng và phê duyệt dự án khoa học công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2030. Trong đó, nêu rõ quy trình công nghệ nuôi tuần hoàn nguồn nước, không chất thải; Quy trình thu gom, xử lý tái sử dụng nước nuôi khép kín, xử lý bùn thải, nước thải trong nuôi trồng thủy sản. 

Đồng thời, phát triển công nghệ tái chế, sử dụng phụ phẩm trong ngành tôm thành các sản phẩm giá trị gia tăng. Ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất thức ăn thuỷ sản, các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung thức ăn thuỷ sản từ phụ phẩm nông nghiệp, các chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi.

Chuyển giao các công nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản

Một số tiến bộ kỹ thuật trong nuôi tôm

Năm 2017 đã có quy trình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Biofloc; Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ít thay nước theo công nghệ Trúc Anh.

Năm 2020 có quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn, giảm chất thải. 

Năm 2021 có quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ứng dụng công nghệ MicroNano Bubble Oxygen; Quy trình công nghệ nuôi 2 giai đoạn kết hợp công nghệ biofloc nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng.

Năm 2021-2022 có quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh/bán thâm canh/quảng canh cải tiến nâng cao hiệu quả sản xuất và bền vững môi trường. 

Năm 2024 có giải pháp tối ưu hoá dinh dưỡng trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường theo quy trình Grofarm.

Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đưa ngành tôm lợ vươt qua nhiều khó khăn thách thức những năm qua. Đến năm 2024 đảm bảo diện tích nuôi 737.000 ha, sản lượng 1.264.000 tấn (tăng 5,3% so với năm 2023), xuất khẩu 3,856 tỷ USD (tăng 14%). Các thị trường xuất khẩu chính vẫn khá ổn định với Trung quốc và Hàn Quốc 843 triệu USD; Mỹ 756 triệu USD; Nhật Bản 517 triệu USD; EU 484 triệu USD.

Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh hướng tới quản lý thuỷ sản bền vững

Một số dự án liên quan đang được triển khai

Ở tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau triển khai Dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững”. Mục tiêu chính, thử nghiệm các mô hình đổi mới sáng tạo, giải pháp tối ưu cải thiện chất lượng nước trong sản xuất tôm giống và mô hình tôm – rừng. Thử nghiệm hệ thống nuôi tôm thâm canh tuần hoàn khép kín (RAS) để giảm lượng nước thải và bùn thải.

Cũng ở tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau triển khai Dự án “Thúc đẩy thực hiện Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam” đến năm 2030. Nhằm hỗ trợ thúc đẩy các bên liên quan thực hiện chính sách hiện có về nuôi trồng thuỷ sản bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh hướng tới quản lý thuỷ sản bền vững, giảm áp lực lên đa dạng sinh học. 

Còn ở Huế, Bình Định, Sóc Trăng triển khai Dự án “cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”. Một trong số các hoạt động là hỗ trợ người dân áp dụng các mô hình nuôi thuỷ sản kết hợp trồng rừng.

Đăng ngày 08/04/2025
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Khảo sát về tình hình nuôi trồng thủy sản hậu đại dịch

Chúng tôi xin phép gửi đến quý bà con thực hiện khảo sát phần quà nhỏ là 10.000VND card điện thoại như một lời cảm ơn chân thành, kính mong quý bà con giúp đỡ.

khảo sát thủy sản
• 17:21 24/02/2022

Tép Bạc tròn 10 tuổi

Tép Bạc kỷ niệm 10 năm thành lập (22/02/2012 - 22/02/2022).

Thủy sản Tép Bạc
• 21:38 22/02/2022

22/02/2022 NGÀY VÀNG - NGÀN ƯU ĐÃI

Còn chần chờ gì nữa mà không vào chọn sản phẩm rồi bỏ vào giỏ hàng ngay, đến 22-23/02 bấm mua hàng thì sản phẩm sẽ đến tay bạn thật sớm dù bạn ở gần hay xa.

tepbac eshop
• 09:51 22/02/2022

Chi cục thủy sản Hà Nội gửi thư mời tham dự Hội thảo miễn phí

Thư mời tham gia Hội thảo "Phát huy hiệu quả của chuyển đổi số trong Nuôi trồng thủy sản" do Chi cục thủy sản Hà Nội và công ty Tép Bạc phối hợp tổ chức.

Hội thảo thủy sản
• 01:33 21/02/2022

Chính sách phát triển xanh chuỗi tôm nước lợ

Chiến lược của ngành tôm nước lợ hiện nay là xanh hóa chuỗi sản xuất, đã được định hướng trong nhiều chính sách nhà nước những năm qua với các giải pháp thúc đẩy cụ thể. Thông tin từ Cục Thủy sản và Kiểm ngư cho cái nhìn khá đầy đủ về vấn đề này.

Ao nuôi tôm
• 10:40 08/04/2025

Thị trường tôm cảnh báo và giải pháp phát triển năm 2025

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ NN&MT vừa cho biết những cảnh báo cùng yêu cầu của thị trường xuất khẩu tôm hiện nay, từ đó đặt ra các giải pháp để phát triển trong năm 2025.

Thu tôm
• 10:00 04/04/2025

Tăng trưởng xanh và bài học từ ngành tôm Ecuador

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vừa phân tích khá toàn diện ngành tôm nước ta về vị thế, thành tựu, thách thức, định hướng tăng trưởng xanh và giải pháp phát triển có thể học hỏi từ sự thành công của Ecuador.

Tôm thẻ
• 10:11 01/04/2025

Tôm tẩm bột và vấn đề tuân thủ quy định SPS của thị trường

Gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tẩm bột sang EU gặp khó khăn với việc khai báo chi tiết, trở thành vấn đề thời sự trong tuân thủ quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của các thị trường. TS. Ngô Xuân Nam là Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin thêm về quy định SPS của một số thị trường trọng điểm ngành tôm, và phân tích thách thức cùng cơ hội trong năm 2025.

Tôm xuất khẩu
• 10:42 31/03/2025
• 20:29 04/05/2025
• 20:29 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 20:29 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 20:29 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:29 04/05/2025
Some text some message..