Sản vật mùa nước nổi bị tận diệt

Sử dụng xung điện, lưới mắt cực nhỏ bắt cá con, thậm chí sử dụng cả chất độc để đánh bắt thủy hải sản đã khiến nguồn lợi thiên nhiên của ĐBSCL ngày càng cạn kiệt, nhiều loài có nguy cơ biến mất.

Cá thòi lòi
Cá thòi lòi rừng ngập mặn Cà Mau bị săn lùng không thương tiếc.Ảnh: VÂN DU

Mùa lũ về ĐBSCL cũng là mùa của sản vật tự nhiên. Tuy nhiên, dù đã được nghiêm cấm nhưng những cách đánh bắt mang tính tận diệt nguồn sản vật này vẫn cứ diễn ra.

Chẳng chừa con nào!

Chạy dọc theo tuyến kênh Vĩnh Tế thuộc địa bàn các xã An Phú, Nhơn Hưng của huyện Tịnh Biên cho đến các xã Vĩnh Tế, Châu Phú A của TP Châu Đốc (tỉnh An Giang), chúng tôi bắt gặp nhiều ghe cào cá có sử dụng xung điện mắc vào lưới để bắt cá công khai giữa ban ngày. Tiết lộ về việc này, ông L.V.G, một ngư dân ở xã An Phú (huyện Tịnh Biên), kể gia đình ông vốn dĩ làm nghề đặt dớn phía đất Campuchia trong nhiều năm qua. Thế nhưng, do hiện nay nước lũ chưa ngập đồng nên ông tận dụng ghe chở ngư cụ rồi cải biến thành ghe cào với hy vọng vớt vát được mớ cá đem bán.

"Nếu như sử dụng ghe cào đơn thuần không gắn xung điện thì chắc chắn sẽ khó được cá nhiều nên mọi người làm nghề này đều rất giỏi ngụy trang để qua mặt cơ quan chức năng, nhất là lực lượng công an xã hoặc cán bộ thủy sản" - ông G. nói.

Đồng Tháp là tỉnh nội đồng, nghề khai thác thủy sản thuộc loại hình nghề cá phân tán với quy mô nhỏ, phương tiện khai thác thường là xuồng, ghe, ngư cụ đánh bắt thường là lưới thả, lưới giựt, chà, dớn, đăng, đáy… Khai thác thủy sản tập trung nhiều vào mùa nước lũ, diễn ra rất phức tạp nhất là việc sử dụng ghe cào gọng có gắn lưới phát điện, các công cụ kích điện cầm tay tự chế công suất cao, dùng lưới có kích thước nhỏ, chất độc hóa học…

Tại Cà Mau, để có tiền trang trải cuộc sống, nhiều hộ dân đã sử dụng xung điện, đóng đáy hàng khơi với mắt lưới nhỏ để đánh bắt tôm, cua, cá; dùng xà di bắt cá thòi lòi… khiến số lượng nhiều loài thủy sản cũng như sản vật đặc trưng trong tự nhiên của địa phương bị giảm nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Chỉ tay về những cánh rừng ngập mặn xanh bạt ngàn, ông Nguyễn Văn Tình (ngụ huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) cho biết trước đó, cá thòi lòi cùng các loài thủy sản sống dưới tán rừng nhiều vô kể nhưng giờ thì số lượng đã giảm rất nhiều. Đặc biệt, có loài sắp biến mất do bị khai thác cạn kiệt.


Hai chiếc xuồng của dân chài ở An Giang có trang bị thêm xung điện đánh bắt cá Ảnh: THỐT NỐT

"Cách đây khoảng 20 năm, cá thòi lòi sống dưới tán rừng mắm, đước rất nhiều, trọng lượng trên dưới 200 g/con là chuyện thường. Còn hiện nay, nguồn cá này đã và đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do người dân khai thác theo kiểu bắt chẳng chừa con nào để bán cho các quán phục vụ du lịch khiến loài cá này không kịp lớn, nói chi còn cá nặng trên dưới 200 g" - ông Tình ngán ngẩm.

Chung niềm trăn trở, ông Nguyễn Văn Hiền (hàng xóm với ông Tình) cho rằng đánh bắt theo kiểu tận diệt như thế dù có "rừng vàng biển bạc" thì chỉ trong thời gian ngắn cũng sẽ cạn kiệt. Rồi đây, 4 từ "rừng vàng biển bạc" khiến chúng ta tự hào chỉ còn là những câu chuyện kể lại cho con cháu trong tương lai.

Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết tỉnh vừa có công văn chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền các địa phương về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên toàn địa bàn. Bởi hiện nay, tình hình vi phạm pháp luật về khai thác, bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, ngư dân sử dụng xung điện, ngư cụ cấm khai thác còn khá nhiều. Ngoài ra, việc khai thác, buôn bán, tiêu thụ các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm với mức độ ngày càng tinh vi, làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm, hệ sinh thái thủy sinh đang suy thoái nghiêm trọng; một số loài thủy sản nguy cấp quý, hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Nhằm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này, UBND tỉnh An Giang yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập ban chỉ đạo cấp huyện về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương.

Còn theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, thời gian tới, địa phương cũng đề ra các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, dự án ưu tiên đối với chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Trong đó, tập trung đổi mới cơ chế quản lý bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản theo hướng đồng quản lý với cộng đồng dân cư và chia sẻ lợi ích; tăng nguồn thu từ khai thác giá trị nguồn lợi thủy sản để đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn, tái tạo.

Người Lao Động
Đăng ngày 13/10/2020
Thốt Nốt - Vân Du - Tâm Minh
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 02:43 06/05/2025
• 02:43 06/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 02:43 06/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 02:43 06/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:43 06/05/2025
Some text some message..