Quảng Ninh làm giàu từ thủy sản

Ngành Thủy sản tỉnh những năm qua đã và đang có bước phát triển toàn diện trong các lĩnh vực: Nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần; nhiều nông dân, nghiệp đoàn, doanh nghiệp đã trở thành những triệu phú, tỷ phú từ thủy sản.

Quảng Ninh làm giàu từ thủy sản
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng thâm canh của gia đình anh Lê Văn Khoa (phường Hà An, TX Quảng Yên) cho thu nhập cao.

Công ty CP Thủy sản Tân An (TX Quảng Yên) hiện là một trong những đơn vị đi đầu, tiên phong trong việc ứng dụng tiến bộ của KHCN vào nuôi trồng thủy sản để tăng năng suất, lợi nhuận. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của Công ty áp dụng theo tiêu chí 4A của VietGap (an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội), đang được nhân rộng trong toàn tỉnh cũng như cả nước

Tôm thương phẩm của Công ty CP Thủy sản Tân An hiện được nuôi theo hướng thâm canh, 3 giai đoạn, sử dụng chế phẩm sinh học trên ao nổi. Không chỉ giúp thâm canh, tăng tối đa đạt 6 vụ/năm, nâng sản lượng đến 160 tấn/ha, gấp gần chục lần so với mô hình nuôi tập trung thông thường, mà còn giúp người nuôi dễ kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa sự lây lan bệnh khi không may xảy ra. Nhờ vậy, bên cạnh đem lại thu nhập tăng cao, đóng góp tích cực cho ngân sách và sự phát triển kinh tế của địa phương, Công ty còn tạo vệc làm ổn định cho hàng trăm lao động thường xuyên và thời vụ, với thu nhập bìnhquân l 8 triệu đồng/người/tháng.

Cùng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, anh Lê Văn Khoa (phường Hà An, TX Quảng Yên) đã và đang làm giàu từ con tôm thẻ chân trắng với hình thức nuôi thâm canh. Từ năm 2017, anh sản xuất vụ đầu tiên trên diện tích hơn 1ha. Nhờ tìm hiểu sâu về kỹ thuật, áp dụng khoa học, có nhiều sáng kiến, sáng tạo, mỗi năm ao nuôi của gia đình anh cho thu hoạch trung bình trên 40 tấn tôm, thu nhập gần 3 tỷ đồng sau chi phí.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), năm 2018 sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 58.313 tấn đạt (tăng 7,5% so với năm 2017). Toàn tỉnh đã thả 4,96 tỷ con giống (chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá biển, nhuyễn thể, cá nước ngọt) trên diện tích 21.425 ha (tăng 780 ha so với năm trước). Trong đó: Nuôi thủy sản nước mặn - lợ chiếm 18.296 ha; nuôi thủy sản nước ngọt 3.129 ha; 9.819 ô lồng. Riêng vùng nuôi tôm phát triển mạnh nhất, 3.951 ha, tăng 346 ha so với năm 2017. Cũng trong năm qua, toàn tỉnh đã sản xuất, cung ứng được 880 triệu con giống, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất trên địa bàn.

nuôi tôm, nuôi tôm Quảng Ninh, mô hình nuôi tôm, thủy sản

Đội tàu của Nghiệp đoàn nghề cá Cô Tô ra khơi bám biển. Ảnh: Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT).

Bên cạnh lĩnh vực nuôi trồng được đầu tư phát triển mạnh mẽ, lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy sản của Quảng Ninh vẫn là một thế mạnh được duy trì, nhất là khai thác, đánh bắt xa bờ. Là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, sản lượng khai thác của tỉnh hằng năm luôn đạt trên 60.000 tấn. Các nghiệp đoàn nghề cá, đội tàu và ngư dân ngày càng mạnh dạn đầu tư tàu, máy móc, trang thiết bị khoa học kỹ thuật để vươn khơi bám biển, làm giàu từ ngư trường.

Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, cho biết: Vụ cá Bắc từ tháng 10/2018 đến tháng 3/2019, với ngư trường hoạt động chủ yếu là khu vực phía Đông đảo Cô Tô, quanh đảo Bạch Long Vĩ và vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ, sản lượng khai thác thủy sản của các đội tàu xa bờ trong toàn tỉnh đạt hơn 31.700 tấn. Trong đó sản lượng cá hơn 17.800 tấn, tôm hơn 3.900 tấn, mực hơn 2.400 tấn. Mỗi đội tàu ra khơi từ 5-7 ngày, có khi đến 10 ngày, hiện cho doanh thu 300 - 450 triệu đồng/chuyến, lợi nhuận  200 triệu đồng.

Toàn tỉnh hiện có 9.040 tàu cá lắp máy, trong đó có 722 tàu công suất trên 90CV, hoạt động khai thác tuyến lộng và tuyến khơi. Từ đầu năm, Chi cục đã phối hợp với các địa phương phát bản đồ ngư trường, bản đồ phân bố các loài thuỷ sản cho ngư dân; đẩy mạnh công tác kiểm tra an toàn tàu thuyền; triển khai các chính sách hỗ trợ đối với ngư dân khai thác trên các vùng biển xa... để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển. Mục tiêu những tháng cuối năm, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các đội tàu khai thác thủy sản xa bờ, phấn đấu sản lượng vụ cá Nam (từ tháng 4 đến tháng 10/2019) đạt trên 33.000 tấn.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 25/03/2019
Minh Hà
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 22:17 12/05/2025
• 22:17 12/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 22:17 12/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 22:17 12/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:17 12/05/2025
Some text some message..