Quảng Nam: Bước vào vụ mới nuôi tôm nước lợ

Theo hướng dẫn của ngành chức năng, nuôi tôm nước lợ vụ 1 trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 1.2. Năm nay nhiều hộ nuôi đầu tư ao nuôi bài bản, liên kết sản xuất và chọn mua con giống chất lượng về thả nuôi.

Quảng Nam: Bước vào vụ mới nuôi tôm nước lợ
Một số hộ đầu tư lót bạt nuôi tôm ở vùng triều ven sông.Ảnh: QUANG VIỆT

Đầu tư kỹ

Ngày 1.2, ông Trương Công Văn (thôn Hạ Thanh 1, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ) thả nuôi 20 vạn con giống tôm thẻ chân trắng trên ao nuôi có diện tích 2.000m2. “Tôi thả nuôi tôm đúng lịch vì thấy thời tiết thuận lợi, nắng lên. Tất cả con giống đều được vận chuyển về từ Ninh Thuận. Tôi đã cải tạo ao nuôi kỹ càng, vét sạch bùn đất, phơi khô nước rồi mới hút bơm nước ngầm dưới lòng đất lên” - ông Văn nói. Hơn 10 năm nuôi tôm, ông Văn cho biết đã trải qua nhiều vụ được mất. Có vụ ông lãi gần 1 tỷ đồng nhưng cũng có vụ ngay sau đó thất bại cả trăm triệu đồng. “Mình đầu tư có kỹ càng rồi mới mong thành công. Nuôi tôm lớn đến đâu, xử lý đến đó, chăm sóc chu đáo từng công đoạn” - ông Văn cho biết thêm.

Tại xã Cẩm Thanh - vựa tôm lớn nhất TP.Hội An, nhiều nông dân cũng đã thả giống tôm thẻ chân trắng xuống ao nuôi. Ở khu vực này, nhiều nông hộ đã đầu tư lót bạt cho ao nuôi - điều hiếm thấy trong nuôi tôm ở các vùng triều ven sông trên địa bàn tỉnh. Ông Phạm Ý (thôn Võng Nhi, xã Cẩm Thanh) đầu tư nuôi tôm trên 3 ao nuôi có tổng diện tích 3.000m2, cho biết: “Vùng triều ven sông có mạch nước nhỉ rất lớn, nguồn nước trong ao nuôi được xử lý kỹ càng rồi nhưng sẽ được bổ sung nước nhỉ ngoài ý muốn khiến môi trường nước bị đảo lộn, dễ gây bệnh cho tôm. Để khắc phục tình trạng này, tôi lót bạt cho ao nuôi, tốn thêm vài chục triệu đồng”.

Nhiều hộ nuôi tôm ở thôn Võng Nhi đã tập hợp lại thành lập mô hình nuôi tôm cộng đồng. Mỗi tổ cộng đồng có khoảng 10 hộ nuôi, cùng đồng loạt cải tạo ao nuôi, cùng nhau mua giống tôm chất lượng cao, thả giống cùng thời điểm, cùng phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh. “Không có chuyện xả tôm chết chưa qua xử lý ra ngoài. Hộ nuôi tôm nào cũng giống nhau, được thì được cả mà mất thì mất trọn. Môi trường nuôi tôm ổn định nên hy vọng vụ 1 của năm này có lãi” - ông Phạm Thành Tài, Tổ trưởng tổ cộng đồng nuôi tôm số 2 (thôn Võng Nhi) nói.

Tập trung xử lý nguồn nước

Quảng Nam có khoảng 3.000ha ao nuôi tôm ở vùng triều ven sông. Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết, nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại giá trị kinh tế cao, vượt trội so với các nghề khác nếu người nuôi thành công. “Chúng tôi đã phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã tổ chức phổ biến hướng dẫn nuôi tôm nước lợ cho hầu hết bà con nuôi tôm. Các quy trình kỹ thuật như cải tạo ao nuôi, khống chế mầm bệnh, cách chăm sóc, xử lý nguồn nước, thức ăn, vật tư nuôi tôm, thời điểm thả tôm giống đều đã được tập huấn, tuyên truyền” - bà Tâm nói.

Theo bà Tâm, do hạ tầng các vùng triều nuôi tôm chưa được đầu tư bài bản, các nông hộ nên trích chừng 20% tổng diện tích để đầu tư ao chứa lắng xử lý sạch nguồn nước trước khi nuôi tôm cũng như xả thải ra ngoài để khống chế các yếu tố mầm bệnh. Các nông hộ không nên ham rẻ mua tôm giống chợ mà nên đặt mua tôm giống chất lượng, có giấy phép, kiểm dịch rõ ràng của các công ty sản xuất giống tôm uy tín về nuôi. Men vi sinh, chế phẩm sinh học hài hòa với môi trường nên được nông hộ sử dụng trong quá trình nuôi tôm thay cho hóa chất, kháng sinh không được khuyến cáo.

Tại Quảng Nam, tôm giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, tôm giả vẫn tràn lan lâu nay. Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thừa nhận thực trạng này và cho rằng, việc kêu gọi, thu hút đầu tư sản xuất tôm giống ở Trung tâm Sản xuất & kiểm định giống thủy sản Quảng Nam (thôn Phương Tân, xã Bình Nam, Thăng Bình) đang tiến triển thuận lợi. Hiện tại, đã có 2 doanh nghiệp là Kim Hoàn và Long Thịnh Hưng đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư, sẽ đi vào sản xuất trong năm này, dự kiến đáp ứng đủ nhu cầu tôm giống sạch của tỉnh. “Chúng tôi đang mời gọi doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm trên diện tích lớn ở vùng triều. Nhiều cơ chế khuyến khích đang được ban hành như thời gian thuê đất, hỗ trợ nuôi tôm sạch, hỗ trợ đầu tư điện, đường... Các nông hộ cũng có thể tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác để tiếp cận chính sách, đầu tư nuôi tôm quy mô, bài bản hơn” - ông Ngô Tấn nói.

Theo khuyến cáo của Sở NN&PTNT, nông hộ chỉ nên nuôi tôm 2 vụ/năm, bắt đầu từ ngày 1.2, kết thúc 30.9. Riêng đối với các cơ sở nuôi tôm có điều kiện hạ tầng kiên cố, có lót bạt nuôi tôm thì có thể thả nuôi quanh năm. Tuy nhiên nông hộ lưu ý, thời điểm tháng 6 - 7 rất nắng nóng, không nên thả tôm giống và chủ động chăm sóc kỹ càng tôm đang nuôi, xử lý phù hợp theo hướng dẫn kỹ thuật. Thời điểm tháng 9 - 10 hay có lũ lụt nên thu hoạch sớm, tránh thất thoát tôm nuôi.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 05/02/2018
Nguyễn Quang
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 22:43 10/05/2025
• 22:43 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 22:43 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 22:43 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:43 10/05/2025
Some text some message..