Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
Cá tra giống. Ảnh: thuysanlv.com

Chưa có cơ sở được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh 

Cục Thủy sản cho biết, đến nay cả nước chưa có cơ sở sản xuất, ương dưỡng cá tra giống đăng ký, thực hiện và được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. 

Cả nước có 1.920 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra; trong đó có 2 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống bố mẹ; 76 cơ sở sinh sản cá bột; 1.842 cơ sở ương dưỡng cá bột lên cá giống 

Với 2 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ, Cục Thủy sản đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ và hàng năm được kiểm tra duy trì theo quy định. Công suất sản xuất một năm trên 30.000 con cá bố mẹ, đáp ứng nhu cầu sản xuất giống. 

Với 76 cơ sở sinh sản cá bột, có 61 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (tỷ lệ gần 80,3%%). Với 1.842 cơ sở ương dưỡng cá bột lên cá giống, có 97 cở sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (tỷ lệ gần 5,3%%). Tuy nhiên, nhiều cơ sở được cấp giấy chứng nhận lại không duy trì hoạt động. Đến hết tháng 9/2024, các địa phương kiểm tra duy trì hoat động cho 38/61 cơ sở sinh sản cá bột, 81/97 cơ sở ương dưỡng cá bột lên cá giống. Đã thu hồi trên 10 giấy chứng nhận do cơ sở không hoạt động sản xuất. 

Tỷ lệ hao hụt trong sản xuất giống còn cao 

Báo cáo của Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL cho biết tỷ lệ ương dưỡng từ cá bột lên cá giống chỉ đạt 4%-7,9%, như vậy đang hao hụt từ 92,5% – 96%. 

Cụ thể ở tỉnh Đồng Tháp có 86 cơ sở sinh sản cá bột và 850 cơ sở ương dưỡng cá bột lên cá giống với diện tích 800 ha. Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất được 11,8 tỷ cá bột và 931 triệu con cá tra giống, đạt tỷ lệ gần 7,9%. Tỷ lệ hao hụt từ cá bột lên cá giống là 92,1%. 

Ở tỉnh An Giang có 11 cơ sở sinh sản cá bột đang hoạt động với năng lực sản xuất một năm 18,4 tỷ con cá tra bột. Và 534 cơ sở ương dưỡng cá bột lên cá giống với diện tích 750 ha, trong 9 tháng đầu năm 2024 đã sản xuất 1,44 tỷ con cá tra giống, đạt tỷ lệ 7,8%. Tỷ lệ hao hụt từ cá bột lên cá giống là 92,2 %. 

Còn ở tỉnh Tiền Giang có 3 cơ sở sinh sản cá bột; sản lượng cá bột trung bình hàng năm từ 2 - 5 tỷ con tùy theo nhu cầu của thị trường ương dưỡng. Có 75 cơ sở với 240 ha ương dưỡng cá bột lên cá giống, và đạt sản lượng cá giống trung bình hàng năm 150 – 200 triệu con. Như thế, ưng dưỡng cá bột lên cá giống đạt tỷ lệ từ 4% - 7,5%; Tỷ lệ hao hụt từ 92,5% - 96%. 

Cá traCải tạo và nâng cao chất lượng giống cá tra Việt Nam. Ảnh: fishmarketbd

Phấn đấu nâng tỷ lệ cá sống lên 15-20% trong thời gian tới 

Cục Thủy sản đặt mục tiêu năm 2025, sản xuất khoảng 35 tỷ con cá bột và ương dưỡng 4-4,5 tỷ cá giống, đạt tỷ lệ từ 11,4% -12,9%, và hao hụt từ 87,1% - 88,6%. Phấn đấu trong thời gian tới nâng tỷ lệ cá bột lên cá giống từ 15-20%, tức là hạ tỷ lệ hao hụt xuống từ 80%-85%. 

Một số giải pháp trọng tâm được Cục Thủy sản nêu ra để nâng cao chất lượng giống cá tra. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, nhiệm vụ nghiên cứu về chọn tạo các tính trạng (khả năng kháng bệnh, tỷ lệ phile, mùi vị sản phẩm, tỷ lệ đạm, mỡ trong sản phẩm, khả năng chịu mặn v.v..) theo nhu cầu thị trường; công nghệ vaccin phòng bệnh, di truyền phân tử …để nâng cao chất lượng giống cá tra. Tập trung tổ chức triển khai kiểm tra, đánh giá, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản, kiểm tra duy trì theo quy định của Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn.  

Triển khai kiểm tra, thanh tra xử lý tận gốc các cơ sở vi phạm chất lượng giống cá tra trong sản xuất, ương dưỡng, lưu thông. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đợt cao điểm kiểm tra tại các tỉnh trọng điểm, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất và chất lượng cá tra giống. 

Tổ chức thực hiện thành công Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các vùng sản xuất cá tra giống tập trung tại Đồng Tháp, An Giang. Hoàn thiện hệ thống giống cá tra 3 cấp, từ sản xuất cung ứng giống bố mẹ, sản xuất giống thương phẩm đến ương nuôi thành giống thương phẩm.  


 

Đăng ngày 25/10/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Khảo sát về tình hình nuôi trồng thủy sản hậu đại dịch

Chúng tôi xin phép gửi đến quý bà con thực hiện khảo sát phần quà nhỏ là 10.000VND card điện thoại như một lời cảm ơn chân thành, kính mong quý bà con giúp đỡ.

khảo sát thủy sản
• 17:21 24/02/2022

Tép Bạc tròn 10 tuổi

Tép Bạc kỷ niệm 10 năm thành lập (22/02/2012 - 22/02/2022).

Thủy sản Tép Bạc
• 21:38 22/02/2022

22/02/2022 NGÀY VÀNG - NGÀN ƯU ĐÃI

Còn chần chờ gì nữa mà không vào chọn sản phẩm rồi bỏ vào giỏ hàng ngay, đến 22-23/02 bấm mua hàng thì sản phẩm sẽ đến tay bạn thật sớm dù bạn ở gần hay xa.

tepbac eshop
• 09:51 22/02/2022

Chi cục thủy sản Hà Nội gửi thư mời tham dự Hội thảo miễn phí

Thư mời tham gia Hội thảo "Phát huy hiệu quả của chuyển đổi số trong Nuôi trồng thủy sản" do Chi cục thủy sản Hà Nội và công ty Tép Bạc phối hợp tổ chức.

Hội thảo thủy sản
• 01:33 21/02/2022

Chính sách phát triển xanh chuỗi tôm nước lợ

Chiến lược của ngành tôm nước lợ hiện nay là xanh hóa chuỗi sản xuất, đã được định hướng trong nhiều chính sách nhà nước những năm qua với các giải pháp thúc đẩy cụ thể. Thông tin từ Cục Thủy sản và Kiểm ngư cho cái nhìn khá đầy đủ về vấn đề này.

Ao nuôi tôm
• 10:40 08/04/2025

Thị trường tôm cảnh báo và giải pháp phát triển năm 2025

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ NN&MT vừa cho biết những cảnh báo cùng yêu cầu của thị trường xuất khẩu tôm hiện nay, từ đó đặt ra các giải pháp để phát triển trong năm 2025.

Thu tôm
• 10:00 04/04/2025

Tăng trưởng xanh và bài học từ ngành tôm Ecuador

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vừa phân tích khá toàn diện ngành tôm nước ta về vị thế, thành tựu, thách thức, định hướng tăng trưởng xanh và giải pháp phát triển có thể học hỏi từ sự thành công của Ecuador.

Tôm thẻ
• 10:11 01/04/2025

Tôm tẩm bột và vấn đề tuân thủ quy định SPS của thị trường

Gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tẩm bột sang EU gặp khó khăn với việc khai báo chi tiết, trở thành vấn đề thời sự trong tuân thủ quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của các thị trường. TS. Ngô Xuân Nam là Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin thêm về quy định SPS của một số thị trường trọng điểm ngành tôm, và phân tích thách thức cùng cơ hội trong năm 2025.

Tôm xuất khẩu
• 10:42 31/03/2025
• 00:23 04/05/2025
• 00:23 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 00:23 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 00:23 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:23 04/05/2025
Some text some message..