Nơi ngã ba biên giới Bờ Y

Là xã động lực phát triển của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, những năm qua, xã Bờ Y luôn tìm cách phát huy nội lực, khơi dậy sức dân trong thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, tạo sự khởi sắc cho vùng đất giáp biên này.

mo hinh VACR
Gia đình ông Phạm Văn Đào, thôn Iệc, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) làm giàu từ mô hình VACR.

Đã thành nếp bảy năm nay, cứ vào sáng mùng 10 hằng tháng là bà con thôn Măng Tôn lại quy tụ tại sân nhà văn hóa làm lễ chào cờ. Theo Bí thư Chi bộ thôn Măng Tôn Vũ Thị Ngọc Mai, đây là hoạt động thiết thực bắt đầu từ khi triển khai, tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ cách hay của thôn Măng Tôn, việc làm ý nghĩa này được thực hiện trong cả xã, rồi năm 2010 nhân rộng ra toàn huyện Ngọc Hồi. Lễ chào cờ cũng là buổi họp thôn, là “kênh giao lưu” giữa cán bộ với bà con, nghe tâm tư, nguyện vọng và đề xuất của cơ sở. Từ buổi chào cờ, nhiều phong trào được phát động, như: “Hũ gạo tình thương, ống tiền tiết kiệm”, phong trào hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động xây dựng các công trình công cộng, chỉnh trang nhà cửa, đường giao thông nông thôn...

Từ khi có phong trào “Hũ gạo tình thương, ống tiền tiết kiệm”, nhiều gia đình khó khăn trong thôn được hỗ trợ tiền mua cây, con giống, phân bón; các em học sinh nghèo học giỏi, học sinh đặc biệt khó khăn được giúp đỡ, “nâng bước” đến trường,... Với tinh thần “lá lành đùm lá rách” như thế, nhiều gia đình phần nào vơi bớt khó khăn. Từ phong trào hiến đất, chợ nông thôn đầu tiên của xã Bờ Y được xây dựng rộng 2.000 m2. Nhiều công trình khác như nhà văn hóa thôn, đường sá… đều được xây lên từ công sức của người dân.

Măng Tôn là thôn trung tâm của xã Bờ Y, có trục đường chính đi cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Nhớ lại thời điểm chưa có dự án xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, đồng chí Vũ Thị Ngọc Mai cho biết, đường đi lại heo hút, sáu tháng mùa mưa thì lầy lội; kinh tế chủ yếu dựa vào trồng mì, lại bị các lái thương ép giá, sản phẩm nhiều nhưng giá thấp, đời sống bà con khó khăn. Giai đoạn 2004 - 2007, khu kinh tế cửa khẩu được đầu tư, xã cũng khẩn trương triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, như trường học, các công trình phúc lợi. Bà con trong thôn phấn khởi, không khí xây dựng nông thôn mới khẩn trương, bận rộn. Đây cũng là động lực để Bờ Y hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, dù không được chọn làm xã điểm.

Từ khi khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y được xây dựng, đường sá thuận lợi đã rút ngắn khoảng cách xã biên giới xa xôi. Tuy nhiên, điều bà con mong muốn hiện nay là dự án cửa khẩu đẩy nhanh tiến độ, thu hút được các nhà đầu tư vào xây dựng nhà máy, sử dụng lao động của địa phương để thanh niên không phải đi làm ăn xa.

Cách đây ba năm, trong một chuyến lên thăm khu vực kinh tế cửa khẩu Bờ Y, nhận thấy những điều kiện thuận lợi, gia đình bác Phạm Văn Đào quyết định rời TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai lên thôn Iệc, xã Bờ Y, mở trang trại. Những ngày đầu gặp không ít khó khăn, gia đình bác Đào được chính quyền địa phương tạo điều kiện vay vốn ngân hàng 300 triệu đồng để mua con giống, thức ăn chăn nuôi và phát triển mô hình kinh tế VARC. Hiện nay đàn lợn của gia đình có 120 con, ao cá rộng sáu sào, vườn cà-phê cho thu hoạch ổn định…

Sự năng động, sáng tạo của các cấp chính quyền trong triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương đã góp phần mang luồng gió mới cho đồng bào vùng cao nơi đây vượt khó khăn, bứt phá nhanh chóng. Từ thực tiễn, trình độ năng lực, kinh nghiệm vận động quần chúng của đội ngũ cán bộ từ xã xuống thôn được nâng lên rõ rệt; việc huy động các nguồn vốn lồng ghép từ nhiều dự án và các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn mang lại hiệu quả đáng kể. Phó Chủ tịch UBND xã Bờ Y Tống Văn Đồng chia sẻ: Bờ Y có được những đổi thay như hiện nay là do cấp ủy, chính quyền địa phương luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ. Mọi chủ trương của xã bà con đều được biết, tham gia bàn luận và thống nhất cách làm. Bất cứ vấn đề gì bà con băn khoăn, lo ngại, chính quyền địa phương đều kiểm tra, giải quyết, để bà con an tâm tư tưởng, lao động sản xuất, tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi Mai Thoan cho biết, trên cơ sở phát huy những thành quả đã đạt được, khai thác tiềm năng, thế mạnh của xã, huyện đang phối hợp với ban quản lý để giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút vào khu cửa khẩu quốc tế, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo động lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững cho Bờ Y.

Trước đây, nghe nói cửa khẩu Bờ Y xa lắm, nằm ở tận ngã ba biên giới, trung tâm tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia. Giờ đây lên cửa khẩu quốc tế này, thấy thật sầm uất, sôi động. Từ các đường thôn, lối xóm đến những công trình đang thi công ra tận biên giới, đâu cũng rộn ràng sắc xuân mới.

Báo Nhân Dân, 12/01/2016
Đăng ngày 12/01/2016
Bài và ảnh: NGỌC LIÊN
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 09:27 04/05/2025
• 09:27 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 09:27 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 09:27 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:27 04/05/2025
Some text some message..