Những loài cá rô phi ngoại lai gây hại

Một số loài cá rô phi ngoại lai từng là một đối tượng thủy sản có giá trị cao, nhưng trong nhiều năm trở lại đây, chúng đã trở thành một mối nguy hại lớn bởi loài cá ngoại lai này đã gây ra những thiệt hại đáng kể về môi trường và kinh tế.

Cá rô phi
Cá rô phi rất phổ biến tại nước ta.

Một số loài cá rô ngoại lai gây hại 

Cá rô phi đen

Cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus) là loài ăn tạp, có thân màu xám tro hoặc nâu và khá giống hình thoi. Loài cá này có mõm tròn, mắt nhỏ, phần bụng màu xám trắng, vảy hơi đen ở phần lưng, mép rìa vây lưng và điểm nhấn là chiếc vây có màu phớt hồng. 

Cá rô phi đen có nguồn gốc từ châu Phi nhưng lại là loài cá rất quen thuộc với người dân nước ta. Bởi cách đây rất lâu, nhiều người “đổ xô” nuôi loài cá này, nhưng sau đó nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao nên đa phần người dân thả chúng ra môi trường tự nhiên. Điều này vô tình dẫn đến tình trạng cá rô phi đen trở thành loài có sức tàn phá, thậm chí chúng còn được cho là có khả năng gây hại cao hơn cả ốc bươu vàng và chuột. 

Ngoài khả năng chịu nhiệt cao (từ 35-40oC), cá rô phi đen còn có tốc độ sinh sản rất nhanh nên mức độ gây hại của loài này hiện đang ở mức báo động. Không chỉ gây ảnh hưởng đến những loài cá cùng chung sống, vào giai đoạn đầu vụ, cá rô phi còn cắn phá lúa non gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp của người dân. 

Cá rô phi đenCá rô phi đen thường cắn phá lúa non. Ảnh: vecteezy.com

Cá rô phi biển

Cá rô phi biển (Caesio caerulaurea) là loài được nhiều người có thú chơi cá cảnh nước mặn bởi chúng không quá đắt đỏ nhưng vừa có màu sắc đẹp, vừa có khả năng kháng bệnh cao. Cá rô phi xanh là có thân thon dài với hai màu chủ đạo là xanh và trắng. Cụ thể, phần thân trên của chúng hơi xanh, còn thân dưới có màu trắng nhạt thiên xanh. Điểm đặc biệt của loài cá này là chúng có một dải màu vàng phía trên thân chạy dọc đến đuôi và càng nghiêng về màu thẫm đen trên vây đuôi. 

Cá rô phi biển không có tập tính di cư và thường phân bố ở các vùng ven biển, đầm phá sâu, quanh rạn san hô tại một số nơi trải từ Ấn Độ đến Tây Thái Bình Dương. Thức ăn của chúng khá đa dạng, bao gồm động vật thân mềm tầng đáy và động vật phù du. 

Khi chưa trưởng thành, cá rô phi biển có màu sắc rất đẹp nhưng càng về sau màu sắc trên thân chúng sẽ dần nhạt đi khiến tổng thể không còn bắt mắt. Quan trọng hơn, chúng trở thành mối nguy cho những loài cá cùng môi trường chung sống bởi chúng không chỉ cạnh tranh thức ăn, không gian sống của đồng loại mà còn ăn cả các polyp san hô mềm. 

Cá rô biểnCá rô phi biển ăn cả các polyp san hô mềm. Ảnh: google.com

Cá rô phi xanh

Cá rô phi xanh (Oreochromis aureus) là một loài cá bản địa ở Tây Phi và Trung Đông. Chúng có thân hình màu hơi tím và vảy khá sáng bóng. Thông thường, cá rô phi xanh có vây đuôi màu sọc đen đậm và viền vi lưng, vi đuôi màu hồng nhạt. 

Trước đây, chúng là loài cá mang lại giá trị kinh tế cao nên được du nhập vào nhiều quốc gia nhưng hiện tại cá rô phi xanh dần bộc lộ nhiều khả năng gây hại nên dần bị chính quyền một số nước như Nevada, Florida,... “cấm cửa”. Ban đầu, cá rô phi xanh được thả nuôi với mục đích kiểm soát thực vật thủy sinh trong các trang trại nuôi cá và các hồ. Tuy nhiên, sau một thời gian thì loài cá này đã ăn hết các loại thức ăn tự nhiên: mùn, sinh vật phù du, ấu trùng, thực vật thủy sinh và còn xâm chiếm không gian cũng như cạnh tranh với các loài bản địa. 

Với tốc độ sinh sản đáng báo động ngay cả ở điều kiện môi trường không thuận lợi (bao gồm nước nước ngọt, nước phèn nhẹ, nước lợ có thể độ mặn tới 32%o), cá rô phi đã khiến một loài cá bản địa tuyệt chủng tại hệ thống sông Muddy. Để có thể diệt trừ cá rô phi xanh tại đây, họ đã phải chi trả hơn 600.000 USD trong vòng 5 năm. 

Cá rô phi xanhCá rô phi xanh là loài cá bị nhiều nước “cấm cửa”. Ảnh: www.biolib.cz

Những biện pháp giảm thiểu tình trạng gây hại của cá rô phi ngoại lai 

Trước sự gây hại của cá rô phi đen, người dân đã áp dụng những biện pháp như: Đánh bắt để bán cho các hộ chế biến thức ăn chăn nuôi hay đưa đi chôn hủy. Bên cạnh đó, việc tổ chức tháo nước để phơi khô diệt cá trong hệ thống kênh mương cũng được thực hiện. 

Khi nuôi cá rô phi biển làm cá cảnh, người nuôi có thể áp dụng phương pháp nuôi độc lập loài cá này khi trưởng thành để tránh việc chúng xâm lấn, đe dọa những loài cá khác. Đồng thời, đảm bảo nguồn nước cũng như chế độ ăn của cá rô phi biển hợp lý để hạn chế và kiểm soát mức độ gây hại của chúng. 

Đối với trường hợp gây hại của cá rô phi xanh, hiện nay một số quốc gia đã đưa ra các chính sách giảm thiểu tiêu thụ loài cá này và tổ chức đánh bắt và thậm chí là thiêu hủy chúng. 

Tóm lại, đến nay các chuyên gia vẫn chưa tìm được giải pháp thỏa đáng để giảm thiểu mức độ gây hại của những loài cá rô phi ngoại lai mà không làm phát sinh những vấn đề về môi trường và kinh tế. Do đó, chúng ta phải nỗ lực duy trì những biện pháp tối ưu trước mắt để hạn chế khả năng gây hại của những loài này. Trong thời gian sắp tới người dân rất mong có được sự hỗ trợ từ các cơ quan chuyên ngành để có được những biện pháp xử lý mang hiệu quả lâu dài.

Đăng ngày 16/11/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Cá Tetra Neon - Viên ngọc rực rỡ giữa thế giới thủy sinh

Cá Tetra Neon (Paracheirodon innesi) là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trong giới chơi thủy sinh. Với cụm màu sắc sạo và đường sạc xanh neon rực rỡ trên cơ thể, chúng giúp bể cá trở nên sống động và hút mắt. Hãy cùng khám phá vể loài cá tuy nhỏ bé nhưng đầy sức quyến rũ này!

Cá Tetra Neon
• 09:00 12/04/2025

Những tỉnh thành tiềm năng phát triển thương hiệu cua biển Việt Nam

Không chỉ là món ăn khoái khẩu trên bàn tiệc, cua biển đang trở thành một ngành hàng tiềm năng, mang đậm bản sắc vùng miền và giá trị kinh tế cao.

Cua
• 10:09 11/04/2025

Một số loài cá cảnh đẻ trứng mà bạn có thể không biết

Trong thế giới thủy sinh đầy màu sắc, chúng ta thường bắt gặp những loài cá dễ nuôi, dễ sinh sản như cá bảy màu, cá molly, hoặc cá swordtail – những loài đẻ con trực tiếp.

Bể cá
• 09:48 11/04/2025

INFOGRAPHIC: Xuất khẩu thủy sản quý I/2025

Quý I năm 2025 ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với nhiều thị trường trọng điểm phục hồi mạnh mẽ và các mặt hàng chủ lực lấy lại đà tăng trưởng.

Xuất khẩu thủy sản quý I 2025
• 09:36 10/04/2025
• 16:44 04/05/2025
• 16:44 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 16:44 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 16:44 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:44 04/05/2025
Some text some message..