Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
Tôm được đông lạnh để vận chuyển đi đường xa

Đối với vận chuyển tôm giống 

Sau khi chọn được tôm giống có chất lượng tốt, người nuôi cần phải vận chuyển chúng đúng phương pháp từ trại tôm về ao nuôi để đảm bảo sức khỏe của tôm tốt, không bị ảnh hưởng. 

Sau khi đã chọn được tôm giống có chất lượng tốt nhưng nếu người nuôi không vận chuyển tôm giống đúng cách từ trại tôm về ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của tôm giống. Vì vậy việc vận chuyển tôm đúng cách, đúng theo kỹ thuật nuôi tôm giống là điều người nuôi cần đặc biệt chú ý để chất lượng tôm giống không bị ảnh hưởng, tôm phát triển khỏe mạnh, hạn chế tối đa tình trạng chết trong thời gian đầu thả xuống ao. 

Điều không kém phần quan trọng là phương pháp vận chuyển đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm giống, khi về đến nơi tôm không bị hao nhiều, không bị yếu và mật độ thả phải tính toán sao cho phù hợp để tỷ lệ sống đạt 25 – 30 con/m2 ao nuôi công nghiệp, 1 – 3 con/m2 đối với nuôi quảng canh cải tiến. 

Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu, kỹ thuật nuôi tôm sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới: 

- Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa hai môi trường nuôi. 

- Thay đổi nhiệt độ nước trong bao chứa tôm đến khoảng 230 độ C (từ 27 – 280 độ C giảm xuống 25 – 260 độ C và sau đó giảm xuống còn 23 – 240 độ C mỗi lần hạ nhiệt độ như vậy khoảng 5 phút). 

- Đựng tôm giống PL15 khoảng 4.000 con/l nước và cho sục khí vào bao (Macrogard 40cc/400l). 

- Thùng bên ngoài nên bỏ đá lạnh vào để giữ nhiệt. 

- Tôm giống nên được đưa đến chỗ nuôi trong vòng 23 – 24 giờ. 

- Một bao tôm giống cho vào một bể cỡ 1x1x1 để kiểm tra mệt độ và tỷ lệ sống. 

Tôm giốngTôm giống cần được vận chuyển với phương pháp thích hợp để giảm sốc cho tôm. Ảnh: sinhhoctomvang.vn

Đối với tôm thương phẩm 

Cách vận chuyển tôm còn sống vẫn luôn giữ được độ tươi ngon là điều mà được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Theo đó, khác với cách vận chuyển hải sản sống thì với cách vận chuyển tôm bằng phương pháp cho tôm ngủ đông là cách làm được đánh giá cao và hiệu quả nhất hiện nay. 

Đầu tiên, cho tôm còn sống vào trong bể. Sử dụng các bể chứa tôm bằng nước biển với nhiệt độ 20 độ C và cho tôm vào bên trong bể để giữ cho tôm không bị chết khi vận chuyển đi xa. Sau đó ta sẽ tiến hành cho tôm nghỉ trong bể khoảng 12 giờ đồng hồ. 

Tiếp theo, cho tôm ngủ đông. Chuẩn bị các thùng xốp cách nhiệt tốt, tiếp đó đổ nước biển vào trong thùng, cần giữ mức nhiệt trong thùng xốp luôn duy trì ổn định ở 15 độ C. Cho tôm đang nghỉ ở trong bể nước biển vào trong các thùng xốp và đợi khoảng 90 – 150 phút để cho tôm dần chuyển sang trạng thái ngủ đông của chúng. 

Tôm súTôm sú là sản phẩm đang được người dùng yêu thích với độ tươi ngon, dai ngọt của chúng. Ảnh: kienvang247

Cuối cùng, khi đến nơi, ta sẽ tiến hành sục khí vào trong các thùng chứa tôm, mỗi lần sục khoảng 15 phút và không nên sục quá lâu. Sau đó sẽ cho tôm vào trong môi trường nước biển với mức nhiệt là 15 độ C để dần dần đánh thức tôm tỉnh. Cứ mỗi sau 15 phút, nâng nhiệt độ thêm 1 độ C cho đến khi nhiệt độ trong bể nước biển đã đạt mức 20 độ C. 

Tôm sau khi đã được chứa trong bể nước biển duy trì ở mức 20 độ C sau khoảng từ 60 – 90 phút sẽ được đánh thức hoàn toàn. Cách vận chuyển tôm còn sống này sẽ giúp cho tôm sống đạt 100% sau từ 6 – 7 giờ vận chuyển và khoảng 70 – 80% sau 12 – 13 giờ vận chuyển. 

Qua thông tin trên, Tép Bạc mong muốn bà có có thể hiểu thêm về các phương pháp vận chuyên tôm giống và tôm thương phẩm. Từ đó, có thể bổ sung thêm về kiến thức cũng như kỹ thuật trong nuôi tôm. Chúc bà con có một vụ nuôi thắng lợi! 

Đăng ngày 28/03/2024
Mây @may
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Cá Tetra Neon - Viên ngọc rực rỡ giữa thế giới thủy sinh

Cá Tetra Neon (Paracheirodon innesi) là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trong giới chơi thủy sinh. Với cụm màu sắc sạo và đường sạc xanh neon rực rỡ trên cơ thể, chúng giúp bể cá trở nên sống động và hút mắt. Hãy cùng khám phá vể loài cá tuy nhỏ bé nhưng đầy sức quyến rũ này!

Cá Tetra Neon
• 09:00 12/04/2025

Những tỉnh thành tiềm năng phát triển thương hiệu cua biển Việt Nam

Không chỉ là món ăn khoái khẩu trên bàn tiệc, cua biển đang trở thành một ngành hàng tiềm năng, mang đậm bản sắc vùng miền và giá trị kinh tế cao.

Cua
• 10:09 11/04/2025

Một số loài cá cảnh đẻ trứng mà bạn có thể không biết

Trong thế giới thủy sinh đầy màu sắc, chúng ta thường bắt gặp những loài cá dễ nuôi, dễ sinh sản như cá bảy màu, cá molly, hoặc cá swordtail – những loài đẻ con trực tiếp.

Bể cá
• 09:48 11/04/2025

INFOGRAPHIC: Xuất khẩu thủy sản quý I/2025

Quý I năm 2025 ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với nhiều thị trường trọng điểm phục hồi mạnh mẽ và các mặt hàng chủ lực lấy lại đà tăng trưởng.

Xuất khẩu thủy sản quý I 2025
• 09:36 10/04/2025
• 03:48 15/05/2025
• 03:48 15/05/2025
• 03:48 15/05/2025
• 03:48 15/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 03:48 15/05/2025
Some text some message..