Nhọc nhằn nghề đãi trùn chỉ

Nghề đãi trùn chỉ “ra lò” cách đây khoảng 3 năm khi phong trào nuôi cá cảnh, cá nàng hai, cá chình phát triển. Cũng nhờ nghề này mà nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn kiếm thu nhập ổn định.

xuc trun chi
Xúc trùn chỉ dưới kênh.

Sáng sớm, ba anh em anh Lê Văn Rô (36 tuổi, ngụ xã Hòa Lạc, Phú Tân) tranh thủ ăn vội gói xôi, rồi xách bộ đồ nghề đến kênh Sáu Tre để đãi trùn chỉ. Trầm mình xuống dòng kênh bẩn, mỗi người một hướng dùng tay hốt bùn vào chiếc vợt bằng lưới cước để bắt trùn chỉ. Gặp chúng tôi, anh cười: “Trùn chỉ thích sống dưới lớp bùn dơ. Bởi vậy, mình chịu khó chịu bẩn một chút là đãi được rất nhiều trùn. Con kênh này đã nuôi sống anh em tụi tôi quanh năm. Cách đây 5 năm, con kênh Sáu Tre không có trùn, nhưng khi phong trào nuôi cá tra phát triển mạnh, các hộ dân xả thải nước hầm xuống kênh, tạo điều kiện cho trùn chỉ có chỗ sinh sôi mạnh. Bình quân mỗi ngày tôi đãi được khoảng 5-10kg trùn chỉ, mối lái mua với giá 30.000 đồng/kg, bỏ sở hụi cũng kiếm được 150.000-200.000 đồng”.

Nhớ lại những năm đầu tham gia vào nghề đãi trùn chỉ, anh Rô cho biết thêm: “Khi tôi đi chở cá tra cho chủ ghe, thấy dân Cần Thơ lên dựng lều trại và mang cả vợ con đến xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú) xúc trùn chỉ. Dứt mùa xúc trùn chỉ, mỗi người kiếm hơn chục triệu đồng. Thấy nghề này cũng dễ làm, tôi rủ anh em trong xóm mua sắm dụng cụ đãi trùn chỉ kiếm thêm thu nhập. Hiện tại, trong xóm này cũng có nhiều hộ đi đãi trùn chỉ bán cho những người chuyên nuôi cá cảnh. Hổm rài, nguồn trùn chỉ cũng khan hiếm nên những hộ nuôi cá nàng hai đi lùng mua trùn chỉ về cho cá ăn. Do đó, anh em tụi tôi phải tăng cường xúc, đãi dưới lớp bùn non mới đủ nguồn cung…”. Cũng theo anh Rô, trùn chỉ có màu đỏ và nhỏ bằng sợi chỉ may đồ cho nên phải dùng lưới cước thật dày đem đãi thì mới bắt dính được nhiều trùn chỉ. Tuy nhiên, trùn chỉ luôn xuất hiện nhiều ở những nơi dơ bẩn. Có chỗ nước sâu, mọi người phải lặn xúc từng vợt đất để bắt trùn chỉ. Nhiều khi nguồn nước dưới kênh bị ô nhiễm nặng, anh em thường bị ngứa hoặc nổi mẫn đỏ khắp cơ thể. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên đa số họ đều cố gắng làm để có đồng ra, đồng vào nuôi vợ nuôi con.

Ở cuối đầu kênh Sáu Tre, anh Lê Văn Thiện (ngụ xã Phú Bình) cũng đang miệt mài đãi bùn bắt trùn chỉ. Mấy năm trước, gia đình anh rơi vào cảnh túng quẩn, không nghề nghiệp ổn định, phải đi làm thuê làm mướn sống đắp đổi qua ngày. Nhưng ngay thời điểm này, trong xóm nổi lên phong trào xúc và đãi trùn chỉ đã giúp cho anh có được một nghề mưu sinh. Nhờ vậy mà 2 năm nay, gia đình anh Thiện đã có thu nhập ổn định hơn trước. Đãi được 2 thau trùn chỉ, anh Thiện khoe: “Vào nghề được 2 năm, mỗi ngày tôi đãi khoảng 10kg trùn chỉ. Hiện tại, giá trùn dao động từ 25.000- 30.000 đồng/kg, sau khi trừ đi tất cả, tôi thu nhập hơn 150.000 đồng/ngày. Trước đây, cuộc sống thiếu trước hụt sau, tôi phải vay nóng bên ngoài để lo cho gia đình, còn nay có nghề xúc trùn chỉ nên dần dần đã trả dứt nợ”.

đãi trùn chỉ
Anh Thiện cho xem “chiến lợi phẩm” thu hoạch được.

Anh Lê Văn Sứt cũng tâm sự: “Nếu so với nghề làm thuê thì đãi trùn chỉ khỏe và thu nhập cao hơn. Trước đây, tôi sống bằng nghề lái máy suốt lúa, nhưng vài năm trở lại đây nông dân chủ yếu thuê máy gặt đập liên hợp nên tôi đã chuyển sang nghề xúc trùn chỉ với anh em trong xóm”. Lần giở bọc trùn chỉ cho chúng tôi xem, anh Sứt trần tình: “Trùn chỉ, người dân còn gọi là giun nước. Đây là món khoái khẩu của những loại cá cảnh, cá nàng hai, cá chình. Hôm nay, thời tiết tốt nên trùn chỉ sinh sôi nhiều, sáng giờ tôi thu hoạch hơn 10kg trùn chỉ. Loại trùn này thấy vậy mà khó tìm lắm, nếu ngày nào đi xúc rơi ngay vào thời điểm mưa thì thu hoạch rất ít. Do đó, khi xúc trùn chỉ, dân trong nghề phải xem thời tiết tốt mới đi”.

Mấy năm gần đây, phong trào xúc trùn chỉ nở rộ nên nhiều dòng kênh bị xúc ráo riết. Nhiều người còn chạy xe sang các nơi khác như Châu Phú, Châu Thành chọn những dòng kênh bẩn để xúc trùn chỉ. Trong chuyến đi xa, có người còn dựng lều ở tại chỗ. Khi đãi trùn xong, họ mang về cân cho mối lái. Đây là một nghề mà ai cũng có thể làm được, bởi không cần vốn liếng, chỉ cần chịu khó, chịu cực là có thể kiếm được tiền nuôi sống gia đình.

 

Báo An Giang
Đăng ngày 03/07/2013
LƯU MỸ
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 00:25 08/05/2025
• 00:25 08/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 00:25 08/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 00:25 08/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:25 08/05/2025
Some text some message..