Nhật Bản tiến hành “chôn” khí CO2 dưới đáy biển

Bộ Môi trường Nhật Bản ngày 5/9 cho biết kể từ mùa Xuân năm 2014 sẽ tiến hành các lựa chọn cụ thể về địa điểm ở khu vực địa tầng ngầm dưới biển nhằm thực hiện kế hoạch “chôn” lượng lớn khí thải CO2 thu hồi từ các nhà máy điện.

khi CO2
Ảnh minh họa. (Nguồn: greenmsps.org)

Đây được xem như là một cách thức đối phó với lượng khí CO2 ngày càng tăng do Nhật Bản phải sử dụng các nhà máy nhiệt điện kể từ sự cố thảm họa động đất gây sóng thần hồi tháng 3/2011, khiến toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản phải tạm ngừng hoạt động.

Lượng khí CO2 gia tăng khiến các nhà chuyên môn Nhật Bản xác định việc thu gom và chôn số khí này dưới lòng đất sẽ là một giải pháp hiệu quả phù hợp với chính sách đối phó với hiệu ứng nhà kính mà chính phủ đang tiến hành. Theo dự kiến, việc triển khai dự án chôn khí CO2 sẽ được tiến hành đến năm 2030.

Báo cáo của Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết quá trình khảo sát sẽ tập trung vào ba khu vực nằm dưới độ sâu 200m dưới đáy đại dương, mỗi năm cho phép chôn hàng triệu tấn CO2.

Các khu vực đáy biển Nhật Bản hiện được xem có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, do đó triển vọng để thực hiện kế hoạch lưu giữ CO2 là rất khả thi. Tuy nhiên, để có thể xác nhận việc lưu giữ ở lớp địa tầng nào đòi hỏi một quá trình nghiên cứu toàn diện và kéo dài trong nhiều năm.

Báo cáo cũng cho biết quá trình chôn cất khí CO2 vào khu vực địa chất dưới đáy đại dương đòi hỏi việc vận chuyển loại khí thải này tại các nhà máy nhiệt điện phải hết sức cẩn thận. Do đó, việc xây dựng đường ống vận chuyển dài hàng chục km đến các vịnh, bờ biển có thể sẽ không phù hợp, thay vào đó các chuyên gia đang nghiên cứu hệ thống vận chuyển, lưu giữ sử dụng tàu vận tải.

Theo dự kiến, việc thử nghiệm tàu vận tải phục vụ quá trình này sẽ được tiến hành vào năm 2016, trong đó các chuyên gia sẽ ứng dụng công nghệ đóng gói khí CO2 từ trên tàu và từ các giàn khoan trên biển, rồi đưa xuống đáy biển.

Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết kinh phí phục vụ cho các hoạt động điều tra, thăm dò, thử nghiệm công nghệ trong năm tài khóa 2014 sẽ vào khoảng 1,2 tỷ yen.

Cơ quan nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp môi trường Nhật Bản cho biết khả năng chôn cất khí CO2 tại các vùng biển gần Nhật Bản vào khoảng 150 tỷ tấn. Lượng khí đốt gây hiệu ứng nhà kính trong năm 2011 của Nhật Bản thải ra là 1,3 tỷ tấn, tương đương với lượng khí Nhật Bản thải ra trong suốt 120 năm qua.

Cơ quan này cũng cho biết khả năng lưu giữ khí CO2 dưới đáy biển trên cả thế giới là khoảng 10 nghìn tỷ tấn, và sự cạnh tranh giữa các đối thủ từ Mỹ, châu Âu trong việc nghiên cứu, tiến hành chôn loại khí thải này sẽ diễn ra ngày càng lớn.

Bộ Kinh tế, Khoa học và Công nghiệp Nhật Bản cũng cho biết việc thử nghiệm chôn cất CO2 dưới lòng đất trên lãnh thổ Nhật Bản sẽ được bắt đầu từ năm 2016, với trữ lượng khoảng 200 tấn/năm.

Trong khi đó, Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết thông qua việc thử nghiệm này, các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật sẽ được bổ sung phục vụ quá trình nghiên cứu ảnh hưởng với các vùng biển xung quanh và khả năng rò rỉ khí CO2 sẽ được tiến hành.

Sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 năm 2011, Nhật Bản đã phải đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân vốn không hề thải ra khí CO2. Trong năm 2012, 90% lượng điện ở Nhật Bản được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện, kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Việc tái khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã được tiến hành, song việc sử dụng nhà máy nhiệt điện vẫn không thay đổi, do đó việc đối phó với khí CO2 đang là nhiệm vụ cấp bách của chính quyền Tokyo.

Nếu việc chôn khí CO2 xuống dưới mặt đất được triển khai, cơ hội mở ra xuất khẩu nhà máy nhiệt điện hiệu quả cao ra nước ngoài của Nhật Bản là rất lớn./. 

Tokyo/Vietnam+
Đăng ngày 06/09/2013
Trường Giang
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Giải pháp năng lượng tái tạo cho các trại nuôi tôm công nghệ cao

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng truyền thống, việc phát triển các giải pháp năng lượng tái tạo trở nên vô cùng quan trọng.

Tấm pin mặt trời
• 10:14 09/04/2025

Sản phẩm phụ của tảo Nannochloropsis có thể thay thế bột cá trong chế độ ăn của cá hồi vân

độ ăn của cá hồi vân Một nghiên cứu mang tính đột phá do các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Santa Cruz dẫn đầu đã chứng minh rằng các loại sản phẩm phụ của tảo Nannochloropsis sp. có thể thay thế hoàn toàn bột cá trong chế độ ăn của cá hồi vân mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, chất lượng dinh dưỡng của loài cá này

Tảo
• 09:00 06/04/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 10:03 27/03/2025

Tiềm năng của nấm sắc tố trong thức ăn thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường, nấm sắc tố và nấm men nổi lên như một lựa chọn đầy hứa hẹn. Những vi sinh vật này không chỉ giúp cải thiện sắc tố của cá mà còn thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể. Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà khoa học tại Đại học Nông nghiệp Athens trên tạp chí Aquaculture International đã khám phá tiềm năng của nấm sắc tố trong nuôi trồng thủy sản, những lợi ích mà chúng mang lại và cơ sở khoa học đằng sau ứng dụng này.

Cá
• 08:00 23/03/2025
• 15:10 07/05/2025
• 15:10 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 15:10 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 15:10 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:10 07/05/2025
Some text some message..