Nghiên cứu tình trạng cá tra không vây, không kỳ

Tình trạng cá tra dị hình không vây, không kỳ gây thiệt hại cho người nuôi có nguyên nhân từ cá tra giống diễn ra nhiều năm qua vừa được các chuyên gia ở Khoa Thuỷ sản của Trường Đại học Nông Lâm TPHCM nghiên cứu.

Cá tra
Nuôi cá tra. Ảnh: haisanthu.com

Tính cấp thiết 

Đề tài nghiên cứu: “Tình trạng dị hình không vây, không kỳ (Saddleback syndrome) trên cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) tại ĐBSCL” do TS. Nguyễn Thảo Sương với các đồng nghiệp là TS. Nguyễn Phúc Thưởng, Ths. Truyện Nhã Định Huệ, Ths. Mai Đăng Tiến ở Khoa Thuỷ sản của Trường Đại học Nông Lâm TPHCM thực hiện, vừa công bố. Đây là lần đầu tiên, tình trạng dị hình cá tra được nghiên cứu qua thực tế nhiều năm người nuôi cá đã chịu nhiều thiệt hại vì không bán được chiếm tỷ lệ lớn trong ao.

Con cá tra bình thường có hệ thống vây ở lưng, ngực, bụng tác dụng như các thiết bị giúp ổn định tốc độ/cho phép cá có được gia tốc lớn khi cần thiết để bơi lội, bắt mồi, hạn chế bệnh truyền nhiễm. Vây lưng nằm gần đầu, hình tam giác, 6 tia vây và 1-2 gai cứng (ngạnh). Vây ngực (kỳ) nằm hai bên đầu, ngay phía sau nắp mang, 1 gai cứng và các tia vây mềm. Vây bụng là vây hậu môn, vây mỡ nhỏ.

Con cá traCon cá tra bình thường có đủ vây, kỳ

Cá tra dị hình, trường hợp bị nhẹ sẽ giảm khả năng bơi lội, bắt mồi, tiêu hoá thức ăn, tăng khả năng bị các bệnh truyền nhiễm. Trường hợp dị hình nặng cá có thể chết. Do đó, cá tra dị hình ảnh hưởng lớn đến phúc lợi của người nuôi, hiệu quả kinh tế một ngành thủy sản và việc nghiên cứu để phòng trừ đã đặt ra cấp thiết.

Nội dung nghiên cứu

Các tác giả cho biết, dị hình vây lưng (saddleback syndrome) là hiện tượng thiếu một hoặc tất cả các gai cứng của vây lưng, kèm theo các bất thường về hình dạng, số lượng và vị trí của các xương đai (hỗ trợ phần vây bên ngoài) nằm bên trong cơ thể. Hiện tượng này cũng đã xuất hiện ở nhiều loài và đã có các báo cáo, như cá vền Sparus aurata, cá chim đen Parastromateus niger, cá rô phi xanh Oreochromis aureus, cá hồi đỏ Oncorhynchus nerka,cá tráp vàng Acanthopagrus australis

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu cá tra dị hình được các tác giả đặt ra là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tính bền vững của nghề nuôi cá tra qua việc tìm hiểu thông tin và mô tả đặc điểm dị hình không vây, không kỳ trên cá tra giống. Mục tiêu cụ thể là điều tra tình hình cá tra dị hình không vây không kỳ ở các tỉnh ĐBSCL và mô tả bệnh học không vây không kỳ ở cá tra giống.

Việc điều tra tình hình cá tra giống dị hình không vây không kỳ được tiến hành từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2023. Các tác giả đã phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại với 58 hộ dân ương nuôi cá tra giống có tình trạng không vây không kỳ ở Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang.

Cá tra không kỳ, không vây

Cá tra

Cá tra không kỳ, không vây

Việc mô tả bệnh học không vây không kỳ trên cá tra giống, các tác giả đã thu 50 mẫu cá tra giống (20-90 ngày ương) dị hình không vây không kỳ ở Cần Thơ, Đồng Tháp và Long An. Cá được chụp hình, cân đo và bảo quản lạnh/cố định trong formalin 4% (đệm 0.1M phosphate buffer để đạt pH 7) trước khi vận chuyển về phòng thí nghiệm bệnh học ở Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM để phân tích mẫu.

Việc chụp X-Quang sử dụng máy chụp X-quang (HI-Ray 100, Eickenmeyer Medizintechnik für Tierärzte e.K., Germany) để ghi nhận chi tiết dị tật xương, vây và so sánh với cá thể bình thường. Nhuộm double staining với Alcian blue-Alizarin red theo phương pháp của Darias và ctv. 

Kết quả nghiên cứu

Hiện trạng không vây không kỳ trên cá tra giống xuất hiện 63,8% có sự diễn biến theo mùa; 25,9% tần suất tương tự nhau ở tất cả các thời điểm; 10,3% không xác định được.

Kích cỡ thường gặp và tỷ lệ dị hình: Thường quan sát được khi cá bắt đầu ăn cám nổi, dễ nhận thấy nhất khi kích cỡ cá đạt từ 2-3cm trở lên. Tỷ lệ dao động tuỳ theo bầy/đợt chiếm từ 1%-2% trong tổng số cá ương; phổ biến 30%-40%; cao nhất 80%-100%.

Thông tin về nguồn gốc con giống: 100% các hộ mua cá bột có 86,21% không biết nguồn gốc và tuổi cá tra bố mẹ đã dùng để sản xuất giống. Các hộ sản xuất cá bột có 13,79% với cá tra bố mẹ được tuyển chọn từ nhiều nguồn tại địa phương.

Cá tra không vây, không kỳ thì 70,7% hộ khảo sát cho là không có biểu hiện bất thường, cá vẫn phát triển tốt với tỉ lệ chết tự nhiên tương đương như cá tra bình thường. Còn 12,1% nông hộ quan sát thấy cá tra không vây, không kỳ có biểu hiện mất thăng bằng. Trong lúc 5,2% nông hộ đánh giá cá tra không vây, không kỳ dễ bị bệnh hơn so với cá tra bình thường. Có 12,1% nông hộ phỏng vấn quan sát thấy biểu hiện bất thường của cá tra bị không vây, không kỳ phụ thuộc vào mức độ dị hình của cá.

Phương pháp xử lý

Các phương pháp xử lý cá tra giống không kỳ, không vây và tỷ lệ số hộ lựa chọn. Ảnh: Tép Bạc

Về thức ăn có 72,4% hộ ương nuôi cá tra sử dụng 100% thức ăn công nghiệp; 27,6% hộ có sự kết hợp giữa thức ăn tự chế, thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp. Cá được cho ăn 2-3 lần/ngày, 3%-8% trọng lượng thân.

Hiện trạng sử dụng thuốc, hóa chất: 100% các hộ điều tra có sử dụng thuốc, hoá chất và chất bổ sung trong quá trình ương nuôi. Các hóa chất phổ biến là Yucca, Iodine, muối (NaCl), Zeolite và BKC. Các loại sản phẩm bổ sung vào thức ăn gồm men tiêu hóa, men vi sinh, Vitamin B6, Vitamin B12, và Vitamin C. Đến 94,8% hộ điều tra có sử dụng kháng sinh phòng bệnh cho cá tra trong quá trình ương nuôi bao gồm Amoxicilin, Tetracyclin, Oxytetracyclin, Doxycillin, Enrofloxacin, Cefalexin và Ciprofloxacin. Chỉ 5,2% hộ không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho cá tra giống.

Nhận định nguyên nhân: Việc tăng liều kích dục tố quá mức ép cá đẻ (tăng vụ/trái vụ) khi trứng tinh còn non có 22/58 hộ. Sử dụng chất lượng kích dục tố không ổn định có 10/58 hộ. Nuôi vỗ cá bố mẹ không tốt (dinh dưỡng) có 7/58 hộ. Nhiệt độ không ổn định có 7/58 hộ. Di truyền cận huyết có 5/58 hộ. Sử dụng kháng sinh/hóa chất quá mức có 12/58 hộ. Không rõ nguyên nhân có 17/58 hộ.

Các mức độ cá tra bị không vây, không kỳ: Mức độ 1 là cá tra chỉ bị mất vây lưng; mức độ 2 là cá tra bị mất vây lưng và vây ngực (thường thấy ở các loài cá bị dị hình vây lưng); mức độ 3 là cá tra bị mất vây lưng kèm theo biến dị hở nắp mang (kèm theo một loại dị hình xương khác). Nghiên cứu thấy vây lưng (gai cứng, tia vây) của cá trong tất cả các trường hợp bị mất hoàn toàn; một số trường hợp các xương nâng vây (pterygiophores) cũng bị khuyết thiếu, tạo nên độ lõm nhất định tại phần rìa cơ thể ở vị trí có vây lưng.

Kết luận và kiến nghị

Tỉ lệ dị hình vây lưng (kèm/không kèm theo mất vây ngực) có thể lên tới 80%-100% đàn giống. Tình trạng dị hình vây, kỳ diễn ra quanh năm, cao điểm từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 và tháng 4 năm sau.

Nông hộ thường quan sát thấy tình trạng không vây, không kỳ khi cá đã lớn 2-3cm cho nên cần thêm nghiên cứu xác định thời điểm sớm nhất có thể phát hiện ra tình trạng không vây, không kỳ trên cá tra để giảm thiệt hại cho người nuôi.

Tình trạng dị hình vây lưng ở các mẫu cá tra giống đề tài thu thập được chia làm ba mức độ: chỉ bị mất vây lưng, mất vây lưng kèm theo mất vây ngực, mất vây lưng kèm theo dị hình nắp mang. Nghiên cứu trong tương lai nên làm rõ tác động của những mức độ dị hình này đối với cá tra.

Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng không vây, không kỳ trên cá tra giống qua khảo sát khá đa dạng. Trước khi tìm ra nguyên nhân chính thì người sản xuất cá tra giống nên tuân thủ các quy chuẩn Việt Nam trong sản xuất giống.

Đăng ngày 15/11/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Khảo sát về tình hình nuôi trồng thủy sản hậu đại dịch

Chúng tôi xin phép gửi đến quý bà con thực hiện khảo sát phần quà nhỏ là 10.000VND card điện thoại như một lời cảm ơn chân thành, kính mong quý bà con giúp đỡ.

khảo sát thủy sản
• 17:21 24/02/2022

Tép Bạc tròn 10 tuổi

Tép Bạc kỷ niệm 10 năm thành lập (22/02/2012 - 22/02/2022).

Thủy sản Tép Bạc
• 21:38 22/02/2022

22/02/2022 NGÀY VÀNG - NGÀN ƯU ĐÃI

Còn chần chờ gì nữa mà không vào chọn sản phẩm rồi bỏ vào giỏ hàng ngay, đến 22-23/02 bấm mua hàng thì sản phẩm sẽ đến tay bạn thật sớm dù bạn ở gần hay xa.

tepbac eshop
• 09:51 22/02/2022

Chi cục thủy sản Hà Nội gửi thư mời tham dự Hội thảo miễn phí

Thư mời tham gia Hội thảo "Phát huy hiệu quả của chuyển đổi số trong Nuôi trồng thủy sản" do Chi cục thủy sản Hà Nội và công ty Tép Bạc phối hợp tổ chức.

Hội thảo thủy sản
• 01:33 21/02/2022

Chính sách phát triển xanh chuỗi tôm nước lợ

Chiến lược của ngành tôm nước lợ hiện nay là xanh hóa chuỗi sản xuất, đã được định hướng trong nhiều chính sách nhà nước những năm qua với các giải pháp thúc đẩy cụ thể. Thông tin từ Cục Thủy sản và Kiểm ngư cho cái nhìn khá đầy đủ về vấn đề này.

Ao nuôi tôm
• 10:40 08/04/2025

Thị trường tôm cảnh báo và giải pháp phát triển năm 2025

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ NN&MT vừa cho biết những cảnh báo cùng yêu cầu của thị trường xuất khẩu tôm hiện nay, từ đó đặt ra các giải pháp để phát triển trong năm 2025.

Thu tôm
• 10:00 04/04/2025

Tăng trưởng xanh và bài học từ ngành tôm Ecuador

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vừa phân tích khá toàn diện ngành tôm nước ta về vị thế, thành tựu, thách thức, định hướng tăng trưởng xanh và giải pháp phát triển có thể học hỏi từ sự thành công của Ecuador.

Tôm thẻ
• 10:11 01/04/2025

Tôm tẩm bột và vấn đề tuân thủ quy định SPS của thị trường

Gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tẩm bột sang EU gặp khó khăn với việc khai báo chi tiết, trở thành vấn đề thời sự trong tuân thủ quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của các thị trường. TS. Ngô Xuân Nam là Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin thêm về quy định SPS của một số thị trường trọng điểm ngành tôm, và phân tích thách thức cùng cơ hội trong năm 2025.

Tôm xuất khẩu
• 10:42 31/03/2025
• 07:21 10/05/2025
• 07:21 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 07:21 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 07:21 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:21 10/05/2025
Some text some message..