Nâng chất lượng cá thát lát Hậu Giang

Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang Phan Quốc Thứ vừa chọn tạo được 1.000 con cá thát lát bố mẹ từ kết quả nghiên cứu đề tài “Tuyển chọn giống cá thát lát còm bố mẹ bằng nguồn tự nhiên nhiều nơi khác nhau”.

Nâng chất lượng cá thát lát Hậu Giang
Mô hình nuôi cá thát lát được tuyển chọn từ đàn cá bố mẹ chọn lọc đang được lưu trữ gen và bảo tồn giống tại Trung tâm Giống Hậu Giang.

Đàn cá được chọn tạo đã góp phần cung cấp lượng giống chất lượng, đáp ứng nhu cầu nhân nuôi thủy sản cho người dân trong tỉnh.

Ông Phan Quốc Thứ cho biết, cá thát lát đã được tỉnh và nhiều hộ kinh doanh đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu các năm qua. Nghề nuôi cá thát lát còm phát triển kéo theo nhu cầu con giống ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc chọn giống kéo dài, sử dụng quần đàn cá nuôi để làm cá bố mẹ hậu bị đã dẫn đến hiện tượng cận huyết, làm giảm chất lượng. Trước thực trạng trên, yêu cầu chọn lọc và lưu giữ đàn cá bố mẹ có chất lượng để sản xuất ra nguồn con giống tốt phục vụ cho người nuôi là rất cần thiết.

Để chọn tạo, nhóm nghiên cứu phải thu thập đàn cá tự nhiên từ Hậu Giang (nhóm A) và Đồng Tháp (nhóm B) và nuôi riêng để tạo ra quần thể ban đầu cho chọn lọc (thế hệ F1). Đàn cá bố mẹ F1 là cá qua chọn lọc ở mức chọn lọc 12% cá thể trội trong đàn sau 7 tháng nuôi thương phẩm. Đàn cá con F2 ở giai đoạn nuôi thương phẩm sẽ được thu đo để so sánh chiều dài và trọng lượng với đàn cá F1 ngẫu nhiên trong cùng giai đoạn sinh trưởng. Sau một thế hệ chọn lọc, đàn cá F2 Hậu Giang cho kết quả cải thiện khối lượng so với thế hệ F1 là 4,85%, đàn cá F2 Đồng Tháp là 5,34% so với thế hệ F1.

Sau nghiên cứu, hiện tại Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang đang lưu giữ 1.000 con giống để tiếp tục bảo tồn và làm nguồn cung cấp cho thị trường. Ông Phan Quốc Thứ cho biết thêm: “Qua 3 năm nghiên cứu, chọn tạo được đàn cá bố mẹ, trung tâm đã tiến hành nhân đàn với số lượng trên 100.000 cá con. Thời gian qua, nguồn cá này đã cung cấp hết cho người nuôi cá trong toàn tỉnh”.

Ông Trần Sang, doanh nghiệp tư nhân ở huyện Vị Thủy mỗi năm đều đặt hàng và thả nuôi hơn 100.000 con cá bột từ nguồn Trung tâm Giống Hậu Giang cung cấp. Ngoài ra, các trại cá ở thị xã Ngã Bảy cũng bắt đầu thả nuôi cá thát lát trên những ao nuôi cá tra bị thua lỗ. Còn ông Huỳnh Văn Hải, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, thì chia sẻ: “Hàng năm, tôi nuôi cá thát lát từ 3-4 ao có tổng diện tích trên 10.000m2. Khâu chọn tạo con giống ban đầu rất quan trọng nên tôi cũng chú tâm tìm địa chỉ chất lượng để mua. Mấy năm nay, tôi phải mua cá ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp vừa xa, vừa mất nhiều chi phí vận chuyển. Bây giờ, nghe thông tin tỉnh mình đã tạo được nguồn con giống bố mẹ thuần, tăng trưởng tốt nên dự kiến vụ cá tới tôi sẽ đến đặt hàng”.

Sau nghiên cứu, ông Phan Quốc Thứ còn xây dựng được quy trình tuyển chọn cá bố mẹ, quy trình sản xuất giống thát lát còm. Từ kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để những nghiên cứu về sau phát triển. Đây cũng là một trong các ưu điểm mà nhiều thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đánh giá khi nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài. Hơn hết, hiệu quả kinh tế của đề tài đã góp phần tăng năng suất vụ nuôi từ việc cung cấp đàn giống có chất lượng (tăng trọng nhanh, khỏe mạnh), từ đó giúp tăng thu nhập cho người nuôi. Về hiệu quả xã hội, đề tài còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác triệt để tiềm năng mặt nước cho những vùng quy hoạch nuôi thủy sản của tỉnh; góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Tuy kết quả nghiên cứu của đề tài khá thành công, số lượng cá bố mẹ được chọn tạo có đặc tính tối ưu hơn so với cá thường nhưng chủ nhiệm đề tài Phan Quốc Thứ vẫn còn lo lắng. Ông Thứ cho biết: “Tuy cá bố mẹ đã được chọn lựa đảm bảo độ thuần và chất lượng nhưng cần có tính bền vững lâu dài. Chính vì vậy, tôi kiến nghị các cấp, các ngành, nhất là ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục có thêm nghiên cứu mức độ chọn lọc khác nhau trên cùng một thế hệ. Để từ kết quả nghiên cứu đó có thể đánh giá được hiệu quả trong cải thiện chất lượng di truyền (tốc độ tăng trưởng) của quần đàn về sau”.

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 10/09/2018
Trúc Linh
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 00:18 05/05/2025
• 00:18 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 00:18 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 00:18 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:18 05/05/2025
Some text some message..