Mưu sinh mùa nước nổi

Khi con nước đục, đỏ nặng phù sa đến từ thượng nguồn dòng Mekong, người dân vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại bước vào đợt mưu sinh mùa nước nổi. Mùa nước thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch…

Mỗi ký cọng lục bình khô cũng bán được 7.000 đồng…
Mỗi ký cọng lục bình khô cũng bán được 7.000 đồng…

Theo kinh nghiệm, lũ càng lớn, thủy sản càng nhiều, dù đó là những loài thủy sản thông thường, và đặc biệt là những loài thủy sản chỉ mùa nước nổi mới có như cá linh, cá trắng. Hay như các loại rau như hoa súng, lá hẹ, điên điển cũng vươn rộ theo dòng nước dâng, cũng là một nguồn thu nhập.

Nhiều gia đình tận dụng nguồn thủy sản mùa lũ để giảm bớt gánh nặng gia đình. Ví như, cả nhà ông Nguyễn Ngọc Phúc, An Phước, Tân Hồng, Đồng Tháp, người đi thả lưới, thả lọp, giăng câu… Cá đánh được dùng làm thức ăn cho bè cá lóc bông, nhờ đó tiết kiệm được khoản kha khá.

Người không có bè thì đánh bắt mưu sinh. Vào đầu mùa, mỗi ký cá linh cũng có giá 15 - 20 ngàn đồng. Đây là nguồn thu nhập không nhỏ. Nhiều gia đình vừa ăn, vừa bán không hết thì làm khô, làm mắm…

Chủ tiệm sản xuất lưới tại chợ Mộc Hóa, Long An, ông Triệu Tấn Phát cho biết, cơ sở ông sản xuất các loại lưới phục vụ đánh bắt mùa lũ, không biết lũ năm nay có lớn không nhưng hiện tại còn rất thấp, nhiều người vẫn đang ngóng trông lũ về, sức mua cũng giảm theo. Tương tự những cửa hàng bán lưỡi câu, lờ, vó, đáy, lộp… khác trong chợ cũng khá im ắng.

Ngoài thủy sản, lũ cũng mang đến nhiều “sản vật” khác, như cây lá hẹ. Không giống như những loại cây đặc trưng khác của vùng sông nước, hẹ là loại cây chỉ có vào mùa nước nổi, người dân gọi nôm na là “cỏ trời” bởi đây là loại cây họ cỏ không cần trồng và chỉ mọc lên khi cánh đồng đã bạt ngàn nước.

Theo chị Nguyễn Thị Phấn, ấp 5, xã Tân Lập, Mộc Hóa, Long An, khi nước ngập trắng đồng, không còn việc gì để làm, bà con bắt đầu nhổ hẹ ngoài đồng để mưu sinh. Công việc khá đơn giản, nhưng cũng giúp nhiều gia đình thêm thu nhập suốt 3 tháng lũ. Hẹ  nhổ xong làm gốc sạch sẽ rồi cân cho thương lái. Cây hẹ càng non thì càng được giá. Mỗi ký hẹ khoảng 5.000 đồng, nếu mỗi ngày nhổ khoảng 20kg cũng kiếm được 100.000 đồng. Tương tự bông súng cũng mang lại thu nhập cho mỗi người ít cũng trăm ngàn đồng/ ngày. Bông điên điển thì có giá khá hơn…

Không chỉ thế, vùng sông nước Nam bộ còn là xứ sở của cây lục bình, có nơi gọi là bèo tây, từ khi các sản phẩm đan lát được làm từ cọng của cây lục bình trở thành những mặt hàng có giá trị đã phần nào giúp cho những gia đình nơi đây có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Em Đoàn Thời Văn, 14 tuổi, xã Bình Hòa Đông, Mộc Hóa, Long An vào mùa con nước về thường phụ mẹ cắt lục bình và phơi khô. Mỗi ký cọng lục bình khô bán được khoảng 7.000 đồng giúp gia đình em có thêm thu nhập, đặc biệt là trong lúc nông nhàn.

Tại vùng lũ Kiên Giang, ngoài đánh bắt thủy sản, còn có nhiều mô hình sản xuất trong mùa nước nổi như trồng thủy sinh các loại cây sen, ấu, bông súng, rau nhút, bông điên điển… Ở khu vực đất cồn, người dân tận dụng mặt nước trồng ấu giống Đài Loan, có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống địa phương, cho năng suất cao, giá bán 3.200 đồng/kg, trừ chi phí cũng có thu nhập 40 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, còn có mô hình trồng nấm rơm mùa nước nổi, nấm dễ trồng, thời gian sinh trưởng chỉ 25 ngày là thu hoạch, lại có giá cao so với những tháng bình thường… Hiện nấm có giá bán bình quân 45.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi gần 100 triệu đồng/ha.

Ở xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, mỗi ngày chống xuồng hái bông súng ở cánh đồng giáp biên giới Campuchia bán cho các thương lái đưa về những địa phương Châu Đốc, Tri Tôn, Châu Phú, Tân Châu… cho thu nhập hơn 100.000 đồng/ người/ngày.

Đã hơn nửa đời gắn bó vùng đất này, bà Trần Thị Kim Ngọc, người dân xã An Phước, Tân Hồng, Đồng Tháp cho biết, chỉ cần nhìn những sản vật ở chợ, có thể biết lũ có lớn hay không.

Mùa nước nổi làm gián đoạn việc đồng áng, thay vào đó, lũ về lại thêm công việc mới. Tuy nhiên, nước năm nay về chậm, mức nước lũ vẫn còn khá thấp khiến nhiều người lo ngại các nguồn lợi đem lại từ lũ sẽ vuột khỏi tầm tay...

Thanh tra
Đăng ngày 28/10/2012
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 22:34 07/05/2025
• 22:34 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 22:34 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 22:34 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:34 07/05/2025
Some text some message..