Mùa “săn” cá cóc

Cá cóc có thân hình thon, tên khoa học yclocheilichthys enoplos, thuộc họ cá chép Cyprinidae, có mặt ở một số nước thuộc lưu vực sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam và tập trung nhiều ở sông Tiền, sông Hậu.

Mùa “săn” cá cóc
Cá cóc - loài cá có mặt ở lưu vực sông Mekong

Mùa đánh bắt cá bông lau vừa kết thúc cũng là lúc những ngư phủ chuyển sang “săn” cá cóc, kiếm thêm thu nhập. Quanh năm, lấy xuồng làm nhà, trăng sao làm bầu bạn, cuộc đời mưu sinh của họ lênh đênh theo sóng nước.

Thức thâu đêm

Chập choạng tối, nữ ngư phủ Nguyễn Thị Diễm (44 tuổi ở cồn Bình Thạnh, Châu Thành) thúc giục chồng nhanh tay khởi động máy đuôi tôm băng chiếc xuồng rẽ nước đến ngã ba sông Chắc Cà Đao. Cơn gió ràn rạt bất chợt của những ngày cuối tháng 4 thổi mạnh làm tấm cà rèm run phần phật, chị Diễm cười: “Hôm nay trời nổi gió chuyển mưa, giăng lưới khó khăn lắm”. Đằng xa, tiếng máy nổ lạch phạch, chị Diễm nhá chiếc đèn pha lia lịa như báo hiệu mình đang bủa lưới để người ta tránh va chạm. Chị Diễm cho biết: “Giăng lưới ban đêm phải cẩn thận, không được lơ là khi có ghe tàu chạy ngang. Nếu mình không báo tín hiệu thì những chiếc máy công suất lớn chạy chém đứt tan nát cả mành lưới, coi như công cốc”.

“Sóng nước tròng trành, nguy hiểm lắm. Hôm nào trúng mánh, dính được con cá to thì kiếm sống khỏe. Hôm nào cá dính ít thì lỗ tiền xăng. Nghề “bà cậu” là vậy. Trúng, thất bất chợt, biết đâu mà lường trước được chú em ơi”- chị Diễm trầm ngâm. Gắn chặt với nghề “bà cậu” lâu năm, nhiều ngư dân có kinh nghiệm nói rằng, phải chọn ngày xuất hành cúng “thần sông” thì mới giăng dính được cá ngon. Thấy chúng tôi thắc mắc, chị Diễm phân trần: “Ngư dân nào cũng có tín ngưỡng dân gian, nên ai cũng kiêng cử từng lời ăn tiếng nói. Mỗi lần xuống lưới phải chọn ngày tốt cúng vịt hoặc trái cây. Nhiều người xuống lưới những ngày đầu bắt được nhiều cá cóc, cá bông lau, rồi mua đầu heo về cúng. Nghề hạ bạc là vậy!”.

Vui khi cá đầy khoang

Thông thường, từ sau Tết đến tháng 3 âm lịch là ngư dân bắt đầu chộn rộn mang ngư cụ ra sông Chắc Cà Đao, Vàm Nao và sông Hậu để khai thác cá bông lau. Năm nay, nguồn cá bông lau giảm đáng kể, nhưng bù lại ngư dân trúng mùa cá cóc và cá mè vinh. Phân tay lưới vun vút lên chiếc xuồng cui, anh Nguyễn Ngọc Lợi (năm Lợi, 47 tuổi, ngụ huyện Châu Thành) rất phấn khởi vì dính được 2-3 con cá cóc, loại từ 1-2kg/con. Hơn 18 năm trong nghề hạ bạc, năm Lợi biết rất rành những khúc sâu cạn trên sông Chắc Cà Đao này. Không những vậy, năm Lợi còn được mệnh danh là tay “sát cá cự phách” được dân trong nghề nể phục. Mỗi lần xuất bến giăng lưới, anh chỉ cần nhìn con nước và đón ngọn gió là biết cá có ít hay nhiều. Vào mùa cá bông lau, mỗi đêm anh Lợi giăng lưới dính ít nhất 1 con, loại 4-5kg/con. Mùa cá cóc, năm Lợi giăng dính mỗi ngày từ 4-5 con.

cá cóc

Niềm vui được mùa cá cóc

Sau một đêm vất vả, chiếc xuồng của năm Lợi, chị Diễm và những ngư phủ khác thu hoạch được nhiều cá ngon. Tấp vào bến chợ còn sớm, cánh đàn ông tranh thủ ngả lưng thiêm thiếp giấc nồng, các chị thì lỉnh kỉnh xách cá lên chợ bán. Vài năm gần đây, khi nguồn cá sông giảm mạnh do tác động của môi trường tự nhiên và vấn nạn xuyệt, cào điện nên chuyện mưu sinh của bà con nghèo gặp không ít khó khăn. Nếu trước đây, nguồn cá cóc nhiều, nhiều người không thèm ăn do thịt có xương hình chữ y. Ngày nay, loài cá này được xem là đặc sản trong thực đơn của nhà hàng, có giá rất cao. Nhờ vậy ngư phủ có thu nhập tương đối ổn định. “Loài cá này xuất hiện từ tháng giêng đến cuối tháng 5 âm lịch. Khi con nước trên sông chuyển màu xanh trong thì cá cóc cỡ lớn xuất hiện nhiều lắm”- năm Lợi nói.

Hàng đêm, sông Chắc Cà Đao có 20 xuồng giăng lưới đánh bắt cá. Những năm trước, cá còn nhiều, có đến 50-60 xuồng. Do nguồn cá ngày càng cạn kiệt nên nhiều người đã bỏ nghề hạ bạc để lên bờ tìm kiếm việc làm khác. Tờ mờ sáng, tại chợ An Châu (người dân quen gọi là chợ Chắc Cà Đao), nghe tiếng tát nước khua rột rạt vào mạn xuồng, làm náo nhiệt cả một bến chợ quê. Xách chiếc vợt đầy cá cóc lên chợ cân cho bạn hàng, chị Nguyễn Thị Phượng, ngụ xã Bình Hòa (Châu Thành) cho biết: “Hôm nay ông xã tui giăng lưới trúng được mẻ cá cóc cả chục con, bỏ sở hụi kiếm bạc triệu hà nghen. Nhờ vậy mà có đồng ra, đồng vô, nuôi sấp nhỏ ăn học”. Chị Thu Vân, một bạn hàng chuyên mua bán cá ngon tại chợ An Châu, nói sang sảng: “Hiện đang vô mùa cá cóc. Cá cóc từ 1,5-2kg có giá từ 150.000-160.000 đồng (chợ Mỹ Bình giá 250.000 đồng), loại cá cóc từ 1-1,4kg có giá 100.000 đồng (chợ Mỹ Bình có giá 180.000 đồng). Hổm rài, bạn hàng Sài Gòn điện thoại thu mua nườm nượp. Ngư dân có bao nhiêu con họ thu mua hết bấy nhiêu”.

Ngoài kia sông, hàng chục chiếc xuồng lưới chạy ào ào cặp bờ. Bến chợ Chắc Cà Đao ngày càng vui nhộn. Chợ chưa tan, ngư phủ nhanh tay lái chiếc máy đuôi tôm quay về nhà để chuẩn bị cho một ngày mới.

Báo An Giang
Đăng ngày 04/05/2017
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 16:54 06/05/2025
• 16:54 06/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 16:54 06/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 16:54 06/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:54 06/05/2025
Some text some message..