Mô hình nuôi cá nước ngọt ở miền núi Tương Dương

Những năm qua, cùng với phát huy thế mạnh các lòng hồ thuỷ điện, huyện Tương Dương đã triển khai nhiều mô hình nuôi cá nước ngọt tại các xã trên địa bàn huyện.

Mô hình nuôi cá nước ngọt ở miền núi Tương Dương
Gia đình ông Lương Văn Pắn ở bản Khe Ngậu là 1 trong 15 hộ gia đình được lựa chọn triển khai thực hiện mô hình đào ao thả cá thương phẩm.

Gia đình ông Lương Văn Pắn ở bản Khe Ngậu là 1 trong 15 hộ gia đình được xã Xá Lượng, huyện Tương Dương lựa chọn triển khai thực hiện mô hình đào ao thả cá thương phẩm. Được chương trình nông thôn mới hỗ trợ kinh phí đào ao, cung cấp nguồn cá giống cũng như thức ăn ông đã mạnh dạn cải tạo lại nguồn quỹ đất sẵn có của gia đình đào 2 ao với diện tích mặt nước hơn 800 m2 để nuôi cá. Các giống cá thả nuôi chủ yếu là trắm cỏ, mè, chép và cá rô phi. Đây là các loại cá có thể nuôi theo hình thức nuôi ghép, quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp người dân. Bên cạnh thức ăn công nghiệp còn có thể tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp có sẵn ở địa phương như lá sắn, cỏ, chuối, ngô..

Ông Pắn chia sẻ: nuôi cá ao mặc dù không vất vả nhưng đòi hỏi sự chịu khó, lấy công làm lời. Vào buổi sáng, ông tranh thủ vào rừng lấy thêm cỏ về làm thức ăn cho cá ăn. Nhờ chăn nuôi đúng quy trình kỹ thuật, cá phát triển tốt, bình quân mỗi con có trọng lượng từ 3-3,5kg, với giá bán 130.000đồng/1kg, trong năm vừa qua gia đình ông thu nhập gần 30-40 triệu đồng từ tiền bán cá. 

 “Được cán bộ kỹ thuật huyện, xã xuống tận hộ gia đình hướng dẫn chúng tôi triển khai làm ao cá này, như bản thân tôi đã nắm bắt được kỹ thuật nuôi cá, từ phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi...hiện nay hiệu quả của gia đình tôi thay đổi khá rõ rệt” – ông Pắn cho biết.

Để tăng thu nhập, ông còn mạnh dạn nhận bảo vệ hơn 9ha rừng, kết hợp với trồng rừng nguyên liệu và đầu tư phát triển chăn nuôi. Với tinh thần, ý chí vượt khó vươn lên, ông xác định để kinh tế gia đình đi lên một cách bền vững trong khi ít vốn thì phải thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, tìm ra nguồn thu khác trong khi chờ diện tích rừng cho thu hoạch. Ngoài trồng lúa, trồng ngô, gia đình ông còn trồng hàng trăm gốc chuối, trồng rau, trồng bí đỏ...phục vụ phát triển chăn nuôi. Tính ra, từ chăm sóc và bảo vệ rừng, trồng trọt và chăn nuôi, tổng thu nhập của gia đình ông Pắn đạt 200 triệu đồng/năm. Không chỉ có gia đình ông mà cả 15 gia đình được chương trình đầu tư bình quân 10 triệu đồng/hộ để đào ao nuôi cá, đều phát huy hiệu quả.

nuôi cá, nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật nuôi cá, mô hình nuôi cá, nuôi cá Nghệ An

Bên cạnh thức ăn công nghiệp còn có thể tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp có sẵn như lá sắn, cỏ, bí đỏ..

“Sau khi có hỗ trợ sản xuất theo chương trình NTM, UBND xã đã triển khai xuống tận hộ dân, tổ chức họp dân. Những hộ nào có khả năng thực hiện, có lao động, có địa điểm để đào ao, thì xã sẽ đầu tư để bà con đào ao thả cá, trong đó ao diện tích thấp nhất là 300m2” – bà Lô Thị Trà My, Phó Chủ tịch UBND xã Xá Lượng trao đổi.

Cũng theo bà Lô Thị Trà My, điểm vượt trội của mô hình là mang lại thu nhập cao, người dân được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cách phòng trị bệnh nên cá phát triển nhanh, tỷ lệ hao hụt thấp. Thời gian thu hoạch từ 1,5 – 2 năm như trước đây được rút ngắn xuống còn từ 8 tháng – 1 năm. Hơn nữa, lâu nay đồng bào dân tộc chỉ quen đánh bắt cá tự nhiên ở sông, suối để cải thiện bữa ăn hằng ngày, còn việc nuôi cá thì chủ yếu là chỉ thả cá giống, việc chăm sóc nuôi dưỡng hầu như là “nhờ trời”.

Vì vậy, từ chính những mô hình được triển khai tại chỗ, hỗ trợ kỹ thuật thông qua phương pháp "cầm tay chỉ việc", đã tạo được niềm tin cho người dân trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Góp phần thay đổi tập quán nuôi cá của đồng bào dân tộc thiểu số từ chỗ chỉ nuôi theo tập quán lạc hậu và kinh nghiệm của bản thân là chính sang nuôi có kỹ thuật, lựa chọn cá giống có chất lượng tốt, đầu tư thức ăn, phòng bệnh cho cá…

nuôi cá, nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật nuôi cá, mô hình nuôi cá, nuôi cá Nghệ An

Cán bộ Nông nghiệp huyện, xã kiểm tra mô hình nuôi cá của gia đình ông Lương Văn Pắn.

“Qua một năm triển khai, chúng tôi thấy các hộ dân có thu nhập khá từ ao cá. Mặc dù, ở địa phương diện tích mặt nước, lòng hồ khá lớn, song nuôi trên lòng hồ mang tính rủi ro cao. Nhiều hộ nuôi cá trên lòng hồ bị mất trắng khi thủy điện xả lũ, rồi chưa kể khi thủy điện tích nước thì mặt nước cạn kiệt, ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi. Chính vì vậy, chủ trương đào ao nuôi cá bước đầu đã được và con tích cực hưởng ứng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ ao cá có diện tích khoảng 300m2, đem lại thu nhập khoảng từ 30-40 triệu đồng/năm. Trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân và chỉ đạo tiếp tục nhân rộng mô hình chăn nuôi ao cá kết hợp trồng các loại cây thức ăn cho cá như trồng chuối, cỏ, rau, sắn...nhằm giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở địa phương.” – Bà Lô Thị Trà My trao đổi.

TH Nghệ An
Đăng ngày 03/06/2019
Hiến Chương
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 19:56 12/05/2025
• 19:56 12/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 19:56 12/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 19:56 12/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:56 12/05/2025
Some text some message..