Mạnh từ biển, làm giàu từ biển: Ấn tượng Sa Huỳnh (Bài 1)

Nằm ở cực Nam của tỉnh Quảng Ngãi, vùng đất Sa Huỳnh (thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) không chỉ nổi tiếng bởi có các di tích khảo cổ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, bởi cát vàng, biển xanh đầy tiềm năng du lịch, mà còn có nghề khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, góp phần phát triển kinh tế địa phương, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Sa Huynh
Hàng hóa tấp nập khi tàu về bến.

Với 2/3 phương tiện đánh bắt xa bờ tại các ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa, ngư dân Sa Huỳnh đã hành nghề ngang dọc biển Đông, làm giàu cho gia đình và địa phương.

* Trẻ, già cùng ra biển

Chúng tôi có dịp ghé thăm làng cá Sa Huỳnh vào một ngày đầu tháng 8-2013, giữa lúc vụ cá khơi đang rộ. Trên đường đưa chúng tôi ra thăm cảng cá Sa Huỳnh, ông Nguyễn Duy Trinh, Phó chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, tự hào khoe từ xưa đến nay, người dân Sa Huỳnh sinh sống bằng nghề biển. Biển đã cho dân xã Phổ Thạnh nhiều thứ, từ nhà cửa, cơm áo đến chuyện học hành của con cái... Đưa tay chỉ về phía dãy nhà đúc khang trang nằm ven hành lang bến cá, ông Trinh nói: “Nhà báo thấy không, toàn bộ những thứ ấy đều từ biển mà có. Bình quân mỗi năm, với nghề truyền thống đánh bắt thủy sản xa bờ, ngư dân Sa Huỳnh đã mang về từ 60-70% tổng thu nhập của xã, phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội”.

Câu chuyện của ông Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Duy Trinh đã thực sự lôi cuốn chúng tôi khi được biết, Sa Huỳnh hiện có trên 25 ngàn dân, mà đã có trên 6.500 lao động trực tiếp làm nghề biển và hàng ngàn lao động khác tham gia các dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ cho việc đánh bắt, chế biến thủy, hải sản.

Phần lớn lao động nghề biển ở Sa Huỳnh chủ yếu là người tại chỗ, vốn quen với nghề đánh cá truyền thống trên biển Đông đã lâu đời, nên đối với họ biển cả là nhà, đánh bắt thủy sản là cơm áo. Do vậy, ở đây có rất nhiều ngư dân cả cuộc đời gắn liền với biển. Có người 13-14 tuổi đã theo ông cha vượt sóng ra khơi đánh bắt con cá, con tôm, để khi đi suốt cuộc hành trình “ăn đằng sóng, nói đằng gió”, mái tóc nhuốm màu bọt biển khơi thì họ đã có trong tay một gia tài đồ sộ với 2-3 đôi tàu công suất lớn trị giá hàng chục tỷ đồng trao lại cho con cháu tiếp tục nối nghiệp của gia đình.
Nhờ có ngư trường thuận lợi là Hoàng Sa và Trường Sa lắm cá, nhiều tôm, người dân Sa Huỳnh đã biết tận dụng lợi thế này để làm giàu cho gia đình và xã hội. Hàng chục năm trước, do điều kiện kinh tế chưa phát triển, đời sống ngư dân còn nghèo, phương tiện đánh bắt còn thô sơ, nên việc đánh bắt, khai thác thủy, hải sản của ngư dân còn nhiều hạn chế, chỉ quanh quẩn gần bờ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề biển ở Sa Huỳnh đang phát triển mạnh, đặc biệt là khi Nhà nước có nhiều chính sách thiết thực hỗ trợ ngư dân, nên đã động viên được nhiều người dân tại địa phương tham gia đầu tư vốn liếng đóng mới tàu thuyền vươn khơi, bám biển.

Theo thống kê của UBND xã Phổ Thạnh, hiện Sa Huỳnh có số lượng tàu cá lên đến 964 chiếc với tổng công suất 164.420CV, trong đó loại phương tiện phục vụ cho đánh bắt xa bờ có công suất từ 90-500CV lên trên 646 chiếc. Với số lượng phương tiện khai thác hùng hậu như vậy, bình quân mỗi năm ngư dân Sa Huỳnh cung cấp cho địa phương gần 40 ngàn tấn hải sản các loại, với doanh thu hàng trăm tỷ đồng.

* Liên kết làm giàu

Cán bộ phụ trách thủy sản của UBND xã Phổ Thạnh Phạm Minh Hải cho chúng tôi biết, từ năm 2006 đến nay, nghề đánh bắt thủy sản xa bờ ở Sa Huỳnh phát triển rất mạnh. Trước nhu cầu phát triển nghề đánh bắt cá xa bờ theo chủ trương chung của Chính phủ và đặc biệt là phải có một lượng tàu có công suất lớn đủ sức vươn khơi bám biển dài ngày tại các ngư trường truyền thống: Hoàng Sa và Trường Sa, ngư dân Sa Huỳnh mạnh dạn đầu tư tiền của để đóng mới các loại phương tiện, đảm bảo cho việc vươn khơi xa đánh bắt dài ngày. “Cũng nhờ đóng mới và cải hoán nâng công suất tàu thuyền mà 3 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân Sa Huỳnh đạt trên 12,5 ngàn tấn, trong đó có 8.500 tấn phục vụ xuất khẩu” - anh Hải phấn khởi cho biết.

Ông Trần Thanh Nga, thành viên Ban chủ nhiệm nghiệp đoàn nghề cá xã Phổ Thạnh, chia sẻ: “Sở dĩ nghề cá ở Sa Huỳnh phát triển và mang lại hiệu quả cao là do có nhiều yếu tố, trong đó đáng nói nhất là nhờ sự năng động, đoàn kết của bà con ngư dân. Khi vươn khơi bám biển, bà con biết chia sẻ nhau đàn cá, tàu nào gặp đàn cá lớn, ngư trường tốt là bà con í ới gọi nhau chung tay khai thác, đánh bắt, giảm hẳn cảnh tàu đói, tàu no, may nhờ rủi chịu”.

Một yếu tố nữa, theo ông Nga, là thời gian qua, để hỗ trợ cho bà con ngư dân an tâm bám biển, UBND xã Phổ Thạnh còn quan tâm phát triển nhiều mô hình liên kết phục vụ nghề cá, như: hình thành 26 cơ sở thu mua, chế biến thủy sản, thành lập một hợp tác xã và 2 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền; một hợp tác xã khai thác dịch vụ hậu cần nghề cá, một nghiệp đoàn nghề cá…, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của ngư dân trong việc tiêu thụ và đánh bắt hải sản.

Tuy nhiên, bấy nhiêu đó cũng chưa thể an tâm, ông Nguyễn Duy Trinh cho biết thêm, ngư dân đánh bắt ở ngư trường xa với nhiều rủi ro về thiên tai… Để giúp ngư dân giảm bớt những rủi ro có thể gặp, an tâm bám biển làm giàu cho quê hương và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, địa phương đã thành lập một trung đội dân quân biển với 3 tiểu đội, họ là những ngư dân tràn đầy kinh nghiệm, thường xuyên gắn bó cùng các con tàu vươn khơi, vừa làm nhiệm vụ đánh bắt hải sản, vừa có trách nhiệm nắm bắt các thông tin liên quan đến hoạt động của các “tàu lạ” trên biển để báo về đất liền cho các cơ quan chức năng kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, xã Phổ Thạnh còn thành lập 30 tổ tự quản tàu thuyền làm nhiệm vụ giải quyết những bất đồng giữa ngư dân trên biển và hỗ trợ lẫn nhau trong khai thác, đánh bắt, cũng như ứng phó với những sự cố rủi ro. “Những mối liên kết đó như một chất keo kết dính bền chặt, giúp cho ngư dân Sa Huỳnh ngày càng gắn bó hơn với biển và có thêm nhiều tỷ phú ngư dân” - ôngTrinh nói.

Theo thống kê của UBND xã Phổ Thạnh, hiện Sa Huỳnh có số lượng tàu cá lên đến 964 chiếc với tổng công suất 164.420CV, trong đó loại phương tiện phục vụ cho đánh bắt xa bờ có công suất từ 90-500CV lên trên 646 chiếc. Với số lượng phương tiện khai thác hùng hậu như vậy, bình quân mỗi năm ngư dân Sa Huỳnh cung cấp cho địa phương gần 40 ngàn tấn hải sản các loại, với doanh thu hàng trăm tỷ đồng.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 27/08/2013
đức việt
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 14:12 11/05/2025
• 14:12 11/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 14:12 11/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 14:12 11/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:12 11/05/2025
Some text some message..