Kỹ năng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thủy sản

Tôi trở thành nhà tuyển dụng nhận nhiều hồ xin việc, đặc biệt là là của các sinh viên ngành thủy sản đa phần thiếu sự chỉnh chu cần thiết.

Phỏng vấn xin việc
Hồ xin việc hay hồ sơ ứng tuyển là thứ đầu tiên quyết định đến thu nhập của bạn.

Từ một người đi xin việc nhiều đến nay tôi trở thành một người tuyển dụng nhiều hơn trong ngành thủy sản, đa phần các hồ sơ tôi nhận được ngay cả những bạn có kinh nghiệm đi làm nhiều năm vẫn rất thiếu sức hút bên cạnh rất nhiều lỗi khó chấp nhận được.

Những lỗi rất thường xuất hiện trong hồ sơ xin việc thủy sản

Một vài lỗi ngớ ngẩn thường xuyên gặp nhất:

  1. Dùng mẫu đơn xin việc/sơ yếu lý lịch (form giấy) rồi điền thông tin.
  2. CV sơ sài, ngắn ngủn đến mức đọc tỉ mỉ lắm cũng không mất quá 30 giây.
  3. Dùng điện thoại chụp ảnh hồ sơ đính kèm vào email.
  4. Không có thư xin việc.
  5. Gửi email chỉ có file đính kèm mà không có thêm một chữ nào trong nội dung.
  6. Kèm một ảnh vào CV rất “nghé”

Ngoài ra còn các lỗi khác như sai chính tả, cv loè loẹt, thiếu chân thật...

Tại sao một hồ sơ xin việc quan trọng?

Cho dù bạn có xuất sắc đến đâu cũng vô nghĩa nếu bạn không được gọi phỏng vấn. Vì hồ sơ xin việc là thứ đầu tiên nhà tuyển dụng quyết định xem có gọi bạn đi phỏng vấn hay không.

Nếu may mắn bạn vượt qua nhiều hồ sơ khác tệ hơn thì hồ sơ của bạn sẽ được chuyển đến người quản lý trực tiếp của bạn để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Vì vậy nó sẽ để lại ấn tượng tốt/xấu đến người quản lý khi phỏng vấn bạn. Nếu nó không có được thiện cảm ban đầu, bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn khó khăn hơn nhiều.

Nhìn vào hồ sơ xin việc nhà tuyển dụng còn đánh giá được phần nào tính chuyên nghiệp, khả năng sắp xếp, tính cẩu thả, tính thẩm mỹ… nó tác động cực mạnh trong việc thỏa thuận lương.

Đa số các kỹ sư thủy sản đều đã biết hồ sơ xin việc là gì?

Nhưng tôi vẫn muốn hệ thống lại. Hồ sơ xin việc là một tập văn bản để giúp nhà tuyển dụng biết bạn có đáp ứng với các tiêu chí của vị trí họ cần không. Nó có thể gồm: 

  1. Thư xin việc, - Quan trọng
  2. CV (Curriculum Vitae/Resume) - Rất quan trọng
  3. Bằng cấp liên quan (Tùy yêu cầu),
  4. Sơ yếu lý lịch (Tùy yêu cầu),
  5. Giấy khám sức khỏe (Tùy yêu cầu)

Là một ứng viên thủy sản, hãy cố gắng thể hiện bạn đã tiếp cận với nghề ra sao, mục tiêu của bạn trong ngành này trong thư xin việc và CV. Những nội dung khác chỉ là bước thủ tục không được quan tâm nhiều.

đơn xin việc mẫu

Đây không phải mẫu đơn xin việc dành cho kỹ sư thủy sản

Vậy làm thế nào để hồ sơ của bạn chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng thủy sản?

Cho vào đó những gì nhà tuyển dụng thủy sản cần

Ở đây có 1 thứ rất quan trọng nên tôi sẽ nói nó trước là mình cần làm gì với nó đó là CV. Vài điểm tiên quyết:

  • Không dùng mẫu CV Online. Bạn có muốn CV của mình lẫn vào cả ngàn bộ hồ sơ mà nhà tuyển dụng nhận được không? Vì vậy hãy làm nó theo cách riêng và ấn tượng nhất.
  • Không dông dài. Xúc tích nội dung đừng viết quá 2 trang đủ để người nhận hồ sơ học đọc hết CV của bạn và cũng đủ để họ cảm thấy phải gọi bạn nên nói cho rõ.

Nêu bật những kinh nghiệm mà bạn nghĩ là hỗ trợ bạn trong vị trí mình ứng tuyển. Nếu bạn là một sinh viên thủy sản chưa đi làm thì hãy viết về những trải nghiệm thực tế, những kinh nghiệm thực tập, tham quan…

Ngoài những điều trên thì hãy chân thật, rất ít người chấp nhận nhân viên thiếu trung thực.

Ngày nay các công ty thường duyệt hồ sơ qua email vì vậy hãy soạn một email bờ-rồ ngắn gọn khoảng 5 câu thể hiện được:

  • vị trí ứng tuyển, 
  • bạn hiểu vị trí này cần gì, 
  • bạn đang có gì cho nó,
  • nhiệt huyết của bạn với vị trí này và công ty này.

Hướng dẫn cách đóng gói hồ sơ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thủy sản

Phải gom cho bằng được tất cả mọi thứ vào một file PDF. 

  1. Trước tiên hãy SCAN các văn bằng của bạn bằng APP điện thoại như: Adobe Scan, Microsoft Lens cực mạnh và miễn phí trên CHPlay hoặc AppStore.
  2. Lưu Thư xin việc và CV của bạn qua định dạng PDF (Một tính năng có trên Microsoft word).
  3. Dùng dịch vụ gom các file này lại thành 1. (Online miễn phí như https://combinepdf.com/). Sắp xếp theo thứ tự: Thư xin việc, CV, Sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, bằng cấp liên quan nhất.

Đặt lại tên file này của bạn chuyên nghiệp ví dụ như: NguyenVanDen_KyThuatTraiNuoiTom_2021.PDF

Không cần nén file mà luôn đính kèm vào email của bạn.

Gửi hồ sơ đến nhà tuyển dụng thủy sản

Dùng một email thể hiện bạn đã lớn và tự tin với cái tên mà cha mẹ bạn đặt cho bạn.

  • Tiêu đề: Vị trí ứng tuyển - Tên của bạn.
  • Nội dung là thư xin việc ở trên.

Sau khi gửi thì luôn kiểm tra email mỗi ngày và trả lời nhanh nhất có thể cho nhà tuyển dụng.

Đi phỏng vấn ngành thủy sản cần chuẩn bị gì?

Bất ngờ là bạn không cần chuẩn bị gì về kiến thức chuyên môn cả vì nó không giúp ích gì nhiều cho bạn với một thời gian ngắn như vậy. Dưới đây là những thứ bạn cần chuẩn bị thật kỹ:

  • Hiểu rõ vị trí mình ứng tuyển: Nó có những yêu cầu gì, làm những công việc gì, làm việc với ai…
  • Tìm hiểu về công ty mình chuẩn bị phỏng vấn bằng tất cả những cách có thể về lĩnh vực hoạt động, mục tiêu, định hướng, văn hóa, nhân sự, quy mô…
  • Phương tiện đi đến nơi phỏng vấn để đảm bảo thời gian hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra

Nói thì nhiều nhưng tóm lại nó không quá khó khăn. Trước tiên bạn phải chuẩn bị cho mình một hồ sơ theo các bước trên, có thể lúc đầu nó chưa hoàn hảo. Hãy để có đủ thời gian để nhìn lại nó sau 1 tuần, 1 tháng, vài tháng… cả sau khi đi làm bạn cũng nên thường nhìn lại và điều chỉnh dần.

Tất nhiên khi bạn làm vài năm trong ngành bạn có thể lên mức có thể đi xin việc không cần một bộ hồ sơ đẹp nữa. Nhưng ít nhất bạn sẽ cần nó ở những năm đầu.

Đến trang việc làm thủy sản để tìm những cơ hội cho mình nhé.

Đăng ngày 18/05/2021
Phong @phong
Góc nhìn

Khảo sát về tình hình nuôi trồng thủy sản hậu đại dịch

Chúng tôi xin phép gửi đến quý bà con thực hiện khảo sát phần quà nhỏ là 10.000VND card điện thoại như một lời cảm ơn chân thành, kính mong quý bà con giúp đỡ.

khảo sát thủy sản
• 17:21 24/02/2022

Tép Bạc tròn 10 tuổi

Tép Bạc kỷ niệm 10 năm thành lập (22/02/2012 - 22/02/2022).

Thủy sản Tép Bạc
• 21:38 22/02/2022

22/02/2022 NGÀY VÀNG - NGÀN ƯU ĐÃI

Còn chần chờ gì nữa mà không vào chọn sản phẩm rồi bỏ vào giỏ hàng ngay, đến 22-23/02 bấm mua hàng thì sản phẩm sẽ đến tay bạn thật sớm dù bạn ở gần hay xa.

tepbac eshop
• 09:51 22/02/2022

Chi cục thủy sản Hà Nội gửi thư mời tham dự Hội thảo miễn phí

Thư mời tham gia Hội thảo "Phát huy hiệu quả của chuyển đổi số trong Nuôi trồng thủy sản" do Chi cục thủy sản Hà Nội và công ty Tép Bạc phối hợp tổ chức.

Hội thảo thủy sản
• 01:33 21/02/2022

Chính sách phát triển xanh chuỗi tôm nước lợ

Chiến lược của ngành tôm nước lợ hiện nay là xanh hóa chuỗi sản xuất, đã được định hướng trong nhiều chính sách nhà nước những năm qua với các giải pháp thúc đẩy cụ thể. Thông tin từ Cục Thủy sản và Kiểm ngư cho cái nhìn khá đầy đủ về vấn đề này.

Ao nuôi tôm
• 10:40 08/04/2025

Thị trường tôm cảnh báo và giải pháp phát triển năm 2025

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ NN&MT vừa cho biết những cảnh báo cùng yêu cầu của thị trường xuất khẩu tôm hiện nay, từ đó đặt ra các giải pháp để phát triển trong năm 2025.

Thu tôm
• 10:00 04/04/2025

Tăng trưởng xanh và bài học từ ngành tôm Ecuador

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vừa phân tích khá toàn diện ngành tôm nước ta về vị thế, thành tựu, thách thức, định hướng tăng trưởng xanh và giải pháp phát triển có thể học hỏi từ sự thành công của Ecuador.

Tôm thẻ
• 10:11 01/04/2025

Tôm tẩm bột và vấn đề tuân thủ quy định SPS của thị trường

Gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tẩm bột sang EU gặp khó khăn với việc khai báo chi tiết, trở thành vấn đề thời sự trong tuân thủ quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của các thị trường. TS. Ngô Xuân Nam là Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin thêm về quy định SPS của một số thị trường trọng điểm ngành tôm, và phân tích thách thức cùng cơ hội trong năm 2025.

Tôm xuất khẩu
• 10:42 31/03/2025
• 03:19 05/05/2025
• 03:19 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 03:19 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 03:19 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:19 05/05/2025
Some text some message..