Kiên Giang phát triển nuôi cá lồng bè trên biển

Từ đầu năm đến nay, ngư dân tỉnh Kiên Giang đầu tư nuôi hơn 2.100 lồng bè cá trên biển.

Kiên Giang phát triển nuôi cá lồng bè trên biển
Nuôi cá lồng bè trên biển ở đảo Thổ Chu, xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Các lồng bè cá trên biển tập trung ở 2 huyện đảo Kiên Hải, Phú Quốc và một số xã đảo của huyện Kiên Lương, thị xã Hà Tiên với sản lượng thu hoạch trên 1.000 tấn...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, tỉnh quy hoạch phát triển nuôi cá lồng bè ở các huyện đảo, xã đảo đến năm 2020 đạt từ 3.000 lồng bè trở lên. Sản lượng thu hoạch hơn 6.000 tấn, với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá bớp, cá mú, cá hồng, cá cam, cá chẽm, tôm hùm…

Tại huyện đảo Kiên Hải bố trí nuôi lồng bè ven các đảo có điều kiện thích hợp trên địa bàn 4 xã là Nam Du, An Sơn, Lại Sơn và Hòn Tre. Huyện đảo Phú Quốc phát triển nuôi lồng tại các xã Gành Dầu, Thổ Châu, Hòn Thơm và thị trấn An Thới. Nuôi cá lồng bè trên biển ở 3 xã đảo là Hòn Nghệ, Sơn Hải (Kiên Lương) và xã Tiên Hải (thị xã Hà Tiên).

Huyện tập trung nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng cao, phù hợp điều kiện tự nhiên, đảm bảo an toàn, bền vững và hiệu quả, sản phẩm cá thương phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và chế biến xuất khẩu.

Tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nuôi cá lồng bè trên cơ sở thực hiện chính sách giao khoán, cho thuê mặt nước biển ổn định, lâu dài kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất, sản lượng và giảm thiểu rủi ro, dịch bệnh.

Cùng với đó, tỉnh triển khai dự án đồng quản lý nuôi cá lồng bè ở xã An Sơn (Kiên Hải); mô hình phát triển bền vững nghề nuôi cá mú, cá bớp trong lồng bè trên vùng biển quần đảo Nam Du.

Trong định hướng phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 và những năm tiếp sau, nhiều nhà khoa học chuyên ngành nhận định tiềm năng phát triển lớn và thuận lợi ở Kiên Giang nên khuyến khích tỉnh đầu tư khai thác lĩnh vực kinh tế này trong chiến lược phát triển kinh tế biển.

PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam khẳng định, Kiên Giang có những lợi thế rất cơ bản về tự nhiên và xã hội vượt trội hơn các tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long với bờ biển dài hơn 200 km, ngư trường rộng lớn với hơn 140 hòn đảo, trong đó 43 đảo có cư dân sinh sống là điều kiện tự nhiên tốt, lợi thế để Kiên Giang phát triển mạnh nghề nuôi thủy sản.

Ngoài việc đầu tư phát triển nuôi cá lồng bè trên biển truyền thống hiện nay, Kiên Giang cần chuyển đổi phương thức canh tác biển, hướng đến những mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Theo hướng đó, phát triển nuôi cá biển trong lồng bè công nghiệp, với những đối tượng nuôi là những loài có giá trị kinh tế cao như: cá bớp, cá song vua, cá song chấm nâu, cá song da báo, cá song hổ, cá chim vây ngắn, cá chim vây dài, cá vược, cá hồng vân bạc, cá hồng mỹ, cá giò, cá cam và một số đối tượng khác.

Tỉnh Kiên Giang cần quy hoạch và có chính sách thu hút đầu tư phát triển nuôi cá biển trong lồng bè công nghiệp hợp lý để tạo dựng một ngành nuôi biển hiện đại, đứng đầu cả nước. Ngoài ra, Kiên Giang còn có lợi thế nuôi và chế tác ngọc trai, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trồng và chế biến rong biển, nuôi và chế biến hải sâm, nuôi cầu gai…

PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam khuyến cáo tỉnh Kiên Giang sớm xây dựng đề án phát triển nuôi biển công nghiệp đến năm 2030. Nội dung chính là thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác với các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ phát triển các chuỗi giá trị nuôi hoàn chỉnh với việc ưu tiên áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến bảo đảm cho phát triển bền vững, hiệu quả.

TTXVN
Đăng ngày 25/05/2017
Lê Huy Hải
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 04:05 08/05/2025
• 04:05 08/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 04:05 08/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 04:05 08/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:05 08/05/2025
Some text some message..