Hai khó khăn trong phòng chống dịch bệnh và khắc phục

Nuôi trồng thủy sản vẫn đối diện hai khó khăn lớn là hầu như chưa có vắc xin phòng bệnh và thiếu kinh phí, trước thực trạng đó Cục Thú y kiến nghị một số biện pháp khắc phục để hạn chế thiệt hại.

Đĩa
Xét nghiệm khuẩn để tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Chưa có vắc xin phòng bệnh 

Hiện nay, trên thế giới chưa có vắc xin để chủ động phòng bệnh cho tôm, giáp xác, nhuyễn thể,.... Cơ bản mới có vắc xin phòng một số ít bệnh cho cá.

Vì vậy các biện pháp phòng bệnh chủ yếu phải dựa vào các biện pháp an toàn sinh học và quản lý ao nuôi, xây dựng quy trình nuôi phù hợp với từng vùng nuôi, đặc biệt là xử lý nguồn nước ao nuôi (trước, trong quá trình nuôi) và kiểm soát nguồn giống, điều chỉnh quy trình chăm sóc ao nuôi.  

Đặc biệt trong bối cảnh diễn biến thời tiết cực đoan, tiêu cực, khó dự báo diễn ra tại nhiều vùng nuôi; nguồn nước cấp ở phía cuối nguồn thường bị thiếu và ô nhiễm.

Bên cạnh đó, còn phổ biến các mô hình nuôi thủy sản không kiểm soát như nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi lồng bè trên sống, nuôi ao truyền thống. Thực trạng đó gây nhiều thiệt hại cho người nuôi và thường trực nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh, kể cả các bệnh thông thường. 

vaxsinTrên thế giới chưa có vắc xin để chủ động phòng bệnh cho tôm, giáp xác, nhuyễn thể,.... 

Khó khăn về kinh phí 

Nhìn chung các địa phương đều gặp khó khăn về kinh phí. Cục Thú y cho hay, nhiều địa phương trọng điểm về nuôi trồng thủy sản không bố trí kinh phí hoặc bố trí không đủ kinh phí cho các hoạt động chuyên môn. Số lượng kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản rất ít, chỉ khoảng 8,34% trong tổng kinh phí cấp cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật nói chung.  

Trong 9 tháng đầu năm 2023 mới có 42/63 tỉnh, thành ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2023. Thống kê ở 21 tỉnh có dự toán kinh phí là trên 40 tỷ đồng, còn rất thấp, không đủ để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản.  

Đặc biệt, một số địa phương chỉ bố trí kinh phí để xử lý dịch bệnh thủy sản khi có ổ dịch xảy ra, chưa đúng với tinh thần “phòng bệnh là chính” theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT. Nhiều địa phương trọng điểm về nuôi trồng thủy sản chưa có kế hoạch và kinh phí giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân dịch bệnh. 

Nỗ lực của người dân và doanh nghiệp 

Giữa bối cảnh khó khăn chung, người nuôi tôm (chủ yếu là nuôi siêu thâm canh, thâm canh) đã áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điển hình là công nghệ xử lý nước, công nghệ thức ăn nhằm nâng cao sức khỏe cho tôm để chủ động phòng các bệnh về gan, tụy, đường ruột; chủ động kiểm soát môi trường nước, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học nên đã hỗ trợ tích cực cho công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm.  

Nhiều doanh nghiệp lớn sản xuất tôm giống đã xây dựng thành công cơ sở an toàn dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu tôm giống có chất lượng mỗi năm cung cấp khoảng 40 tỷ tôm post. Một số mô hình nuôi cá có sử dụng vắc xin phòng bệnh, áp dụng biện pháp quản lý ao nuôi, bổ sung chế phẩm tăng cường miễn dịch, xử lý môi trường,... nên không phát sinh dịch bệnh, giảm thiệt hại. 

Cần tăng cường sự chủ động 

Cục Thú y đã kiến nghị các địa phương trọng điểm về nuôi trồng thủy sản có kế hoạch chủ động và bố trí kinh phí để triển khai công tác phòng chống dịch, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động giám sát chủ động dịch bệnh và truyền thông.

- Với tôm nuôi: Các địa phương và người nuôi tôm cần tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm đối với tôm nuôi bị chết, bị thiệt hại để xác định nguyên nhân, có biện pháp xử lý triệt để. Một số địa phương trọng điểm nuôi tôm, có diện tích tôm bị bệnh nhiều như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau,... tiếp tục tăng cường công tác giám sát chủ động dịch bệnh, kết hợp với kết quả quan trắc môi trường, dự báo thời tiết để cảnh báo nguy cơ dịch bệnh kịp thời và hướng dẫn người nuôi áp dụng biện pháp phòng bệnh chủ động. 

Với cá tra, dịch bệnh thời gian qua chủ yếu xảy ra tại tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Vĩnh Long. Trong thời gian tới, các địa phương và người nuôi cần quan tâm áp dụng các biện pháp chủ động phòng bệnh gan thận mủ, xuất huyết. 

Với các loài thủy sản khác, đặc biệt là các bãi ngao/nghêu, cá nước ngọt nuôi lồng bè: Người nuôi cần chú ý dự báo thời tiết, đặc biệt là nắng nóng, ô nhiễm môi trường thường gây thiệt hại nhiều cho thủy sản nuôi để phòng, chống kịp thời. 

Đăng ngày 06/11/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Khảo sát về tình hình nuôi trồng thủy sản hậu đại dịch

Chúng tôi xin phép gửi đến quý bà con thực hiện khảo sát phần quà nhỏ là 10.000VND card điện thoại như một lời cảm ơn chân thành, kính mong quý bà con giúp đỡ.

khảo sát thủy sản
• 17:21 24/02/2022

Tép Bạc tròn 10 tuổi

Tép Bạc kỷ niệm 10 năm thành lập (22/02/2012 - 22/02/2022).

Thủy sản Tép Bạc
• 21:38 22/02/2022

22/02/2022 NGÀY VÀNG - NGÀN ƯU ĐÃI

Còn chần chờ gì nữa mà không vào chọn sản phẩm rồi bỏ vào giỏ hàng ngay, đến 22-23/02 bấm mua hàng thì sản phẩm sẽ đến tay bạn thật sớm dù bạn ở gần hay xa.

tepbac eshop
• 09:51 22/02/2022

Chi cục thủy sản Hà Nội gửi thư mời tham dự Hội thảo miễn phí

Thư mời tham gia Hội thảo "Phát huy hiệu quả của chuyển đổi số trong Nuôi trồng thủy sản" do Chi cục thủy sản Hà Nội và công ty Tép Bạc phối hợp tổ chức.

Hội thảo thủy sản
• 01:33 21/02/2022

Chính sách phát triển xanh chuỗi tôm nước lợ

Chiến lược của ngành tôm nước lợ hiện nay là xanh hóa chuỗi sản xuất, đã được định hướng trong nhiều chính sách nhà nước những năm qua với các giải pháp thúc đẩy cụ thể. Thông tin từ Cục Thủy sản và Kiểm ngư cho cái nhìn khá đầy đủ về vấn đề này.

Ao nuôi tôm
• 10:40 08/04/2025

Thị trường tôm cảnh báo và giải pháp phát triển năm 2025

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ NN&MT vừa cho biết những cảnh báo cùng yêu cầu của thị trường xuất khẩu tôm hiện nay, từ đó đặt ra các giải pháp để phát triển trong năm 2025.

Thu tôm
• 10:00 04/04/2025

Tăng trưởng xanh và bài học từ ngành tôm Ecuador

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vừa phân tích khá toàn diện ngành tôm nước ta về vị thế, thành tựu, thách thức, định hướng tăng trưởng xanh và giải pháp phát triển có thể học hỏi từ sự thành công của Ecuador.

Tôm thẻ
• 10:11 01/04/2025

Tôm tẩm bột và vấn đề tuân thủ quy định SPS của thị trường

Gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tẩm bột sang EU gặp khó khăn với việc khai báo chi tiết, trở thành vấn đề thời sự trong tuân thủ quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của các thị trường. TS. Ngô Xuân Nam là Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin thêm về quy định SPS của một số thị trường trọng điểm ngành tôm, và phân tích thách thức cùng cơ hội trong năm 2025.

Tôm xuất khẩu
• 10:42 31/03/2025
• 11:52 03/05/2025
• 11:52 03/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 11:52 03/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 11:52 03/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:52 03/05/2025
Some text some message..