Giải quyết nỗi lo việc làm thủy sản cho sinh viên mới ra trường

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới bên cạnh các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Nhật,...

Nuôi trồng thủy sản
Người nuôi trồng thủy sản sẽ áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ để tiến hành chăm sóc thủy sản

Vì vậy, thời gian qua việc lựa chọn học và làm việc theo ngành nuôi trồng thủy sản đã trở thành chủ đề hot của các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số nỗi lo lắng về ngành mà các bạn chưa được giải đáp cụ thể.

Tại sao gọi là nuôi trồng thủy sản?

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động kinh doanh đang được phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới. Đây là một hoạt động đem các con giống thủy sản đã được chọn lọc kỹ càng, có thể là con giống tự nhiên hoặc con giống nhân tạo thả vào môi trường nuôi đã được chuẩn bị trước đó.

Nuôi trồng thủy sản có thể tiến hành trong môi trường nước ngọt, nước lợ và cả nước mặn. Các loài thủy sản được nuôi trồng phổ biến hiện nay như tôm, cua, cá, ngao, sò, ốc hoặc có thể là tảo.

Người nuôi trồng thủy sản sẽ áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ để tiến hành chăm sóc thủy sản. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và thu về lợi nhuận cho mình cũng như cung cấp lương thực cho cộng đồng.

Tình hình ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam hiện nay đang có sự phát triển đáng kể. Với vị trí địa lý thuận lợi, nước ta đã tập trung vào việc mở rộng hệ thống ao nuôi và trang trại thủy sản. 

Sự đầu tư vào công nghệ hiện đại, quản lý chất lượng nước tốt hơn và nghiên cứu về giống cải tiến đã cùng nhau tạo ra sản phẩm thủy sản chất lượng, đáp ứng cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Vai trò của nuôi trồng thủy sản

Nuôi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như:

- Cung cấp thực phẩm cho con người

- Tạo ra giá trị xuất khẩu

- Góp phần phát triển ngành du lịch

- Cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm

Vậy có nên theo học ngành nuôi trồng thủy sản không?

Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản ở các trường đại học mỗi năm đều có số lượng lớn các bạn đăng kí tham gia tuyển sinh đầu vào và là ngành đạt tỷ lệ rất cao về lượng sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Nuôi thủy sảnCác loài thủy sản được nuôi trồng phổ biến hiện nay như tôm, cua, cá, ngao, sò, ốc hoặc có thể là tảo. Ảnh: xuatkhaulaodong

Chương trình đào tạo ngành nuôi trồng thủy sản sẽ trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết như thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, còn tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản. Từ đó, cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

Giải quyết nỗi lo về việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành thủy sản

Những khó khăn của sinh viên mới ra trường nói chung, cũng như sinh viên ngành thủy sản nói riêng luôn là vấn đề được mang ra thảo luận rất nhiều.

- Những lo lắng như sẽ làm việc ở đâu? 

- Chưa định hướng được cụ thể công việc cần phải làm?

- Mức lương trung bình?

- Những kỹ năng cần có của kỹ sư thủy sản?

Vì vậy, hôm nay Tép Bạc sẽ giải quyết các nỗi lo này cho bạn nhé! 

Công việc

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản có thể thực hiện các công việc sau:

- Quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh thủy hải sản;

- Cán bộ khuyến ngư tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông tỉnh, huyện…

- Mở doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nuôi trồng, kinh doanh và chế biến thủy hải sản;

- Chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy hải sản;

- Giảng viên nghiên cứu và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng.

Địa điểm làm việc

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản, sinh viên có các cơ hội làm việc tại:

- Cơ sở nuôi trồng thủy sản;

- Cơ sở sản xuất, công ty dịch vụ giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản;

- Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản;

- Cơ quan khuyến ngư và quản lý nguồn lợi thủy sản;

- Cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng – chế biến thủy sản;

- Cơ sở nghiên cứu nuôi trồng và kinh tế thủy sản;

- Cơ sở đào tạo nuôi trồng thủy sản;

- Các cơ quan nhà nước.

Thủy sảnVai trò của thủy sản cung cấp thực phẩm cho con người

Mức lương

Nuôi trồng thủy sản là ngành học có mức lương mở, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn… Tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương “hấp dẫn”. Với những người có khoảng 1 năm kinh nghiệm, mức lương dao động trong khoảng 8 –  20 triệu.

Kỹ năng cần có

Để trở thành một kỹ sư thủy sản, đòi hỏi bạn phải cải thiện một số kỹ năng nhất định để tiến trình học tập hiệu quả hơn như:

- Có đam mê, yêu thích công việc liên quan đến ngành Thủy sản;

- Sáng tạo trong công việc, học tập có tư duy rõ ràng, mạch lạc;

- Khả năng thuyết trình tự tin, am hiểu về lĩnh vực thủy sản;

- Biết thu thập các thông tin đời sống, khoa học, công nghệ;

- Nhiệt huyết, say mê tìm tòi và khám phá cái mới;

- Biết lên kế hoạch triển khai, kết hợp làm việc theo nhóm hiệu quả;

- Tập trung trong công việc, không ngại khó khăn để thực hành kiến thức vào thực tiễn.

Hiện nay, ngành nuôi trồng thuỷ sản trong và ngoài nước đang ngày càng phát triển hơn, vì vậy lượng nguồn nhân lực để cung cấp cho ngành này cũng tăng cao. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi học tập và làm việc trong ngành này thì hãy xây dựng cho mình một nền tảng thật tốt nhé. Tép Bạc chúc các bạn thành công trên con đường sắp tới!

Đăng ngày 06/11/2023
Mây @may
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Cá Tetra Neon - Viên ngọc rực rỡ giữa thế giới thủy sinh

Cá Tetra Neon (Paracheirodon innesi) là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trong giới chơi thủy sinh. Với cụm màu sắc sạo và đường sạc xanh neon rực rỡ trên cơ thể, chúng giúp bể cá trở nên sống động và hút mắt. Hãy cùng khám phá vể loài cá tuy nhỏ bé nhưng đầy sức quyến rũ này!

Cá Tetra Neon
• 09:00 12/04/2025

Những tỉnh thành tiềm năng phát triển thương hiệu cua biển Việt Nam

Không chỉ là món ăn khoái khẩu trên bàn tiệc, cua biển đang trở thành một ngành hàng tiềm năng, mang đậm bản sắc vùng miền và giá trị kinh tế cao.

Cua
• 10:09 11/04/2025

Một số loài cá cảnh đẻ trứng mà bạn có thể không biết

Trong thế giới thủy sinh đầy màu sắc, chúng ta thường bắt gặp những loài cá dễ nuôi, dễ sinh sản như cá bảy màu, cá molly, hoặc cá swordtail – những loài đẻ con trực tiếp.

Bể cá
• 09:48 11/04/2025

INFOGRAPHIC: Xuất khẩu thủy sản quý I/2025

Quý I năm 2025 ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với nhiều thị trường trọng điểm phục hồi mạnh mẽ và các mặt hàng chủ lực lấy lại đà tăng trưởng.

Xuất khẩu thủy sản quý I 2025
• 09:36 10/04/2025
• 08:39 07/05/2025
• 08:39 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 08:39 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 08:39 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:39 07/05/2025
Some text some message..