Giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình nuôi tôm

Ngày 14/2/2025, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II công bố báo cáo đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình nuôi tôm nước lợ nhằm tăng tính cạnh tranh, đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi.

Ao tôm
Nâng cao hiệu quả các mô hình nuôi tôm

Năm trước, Viện này đã có nghiên cứu về cơ cấu giá thành các mô hình nuôi tôm nước lợ, năm nay nghiên cứu đi sâu phân tích chuỗi giá trị, nêu những hạn chế và đề xuất các giải pháp khắc phục.

Chuỗi giá trị và vấn đề hạn chế

Nghiên cứu công bố hôm 14/2/2025 đã khảo sát 87 hộ ở các tỉnh nuôi tôm trọng điểm là Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng. Các phương thức nuôi tôm nước lợ: Tôm sú-lúa, tôm sú-rừng, tôm sú quảng canh cải tiến (không kết hợp với lúa), tôm sú bán thâm canh/thâm canh; Tôm thẻ chân trắng nuôi bán thâm canh/thâm canh và siêu thâm canh.

Nghiên cứu chuỗi giá trị tập trung vào những yếu tố chính đang hạn chế đối với ngành hàng tôm. Đó là dịch bệnh, thiếu phát triển bền vững, thiếu liên kết dọc trong chuỗi sản xuất. Bên cạnh, thiếu sự hợp tác giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ hỗ trợ và hạn chế trong đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ.

Mô hình tôm sú – lúa

Trong cơ cấu giá thành sản xuất, chiếm tỷ lệ cao nhất là giống với 59,4%; tiếp đến thuốc hóa chất 19%; khấu hao tài sản cố định 6,7%. 

Những hạn chế và khó khăn. Hàng đầu là thời tiết thay đổi ngày càng theo hướng bất lợi, nguồn nước cấp hạn chế, bùn đáy hữu cơ cao, chất lượng con giống không ổn định. Tiếp theo, ôxy hòa tan thấp (chủ yếu trong mương bao), thức ăn tự nhiên nghèo.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả. Về công trình ao cần có tỷ lệ mương/vuông nuôi phù hợp; độ sâu mực nước trên trảng vuông đảm bảo. Cần ương tôm giống cỡ lớn và thả nuôi mật độ cùng số lần thả giống hợp lý. Về cải tạo đất và gây thức ăn tự nhiên, cần quan tâm đến phân hữu cơ vi sinh vật (Microbial organic fertilizer). Trong quản lý nước ao tôm chú ý bổ sung chế phẩm vi sinh, việc thay nước cần được kiểm soát chặt chẽ. Quan tâm giải pháp tăng cường oxy trong ao nuôi và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP.

Mô hình tôm sú – rừng

Cơ cấu giá thành, chi phí lớn nhất là cải tạo ao với 44,5%; tiếp đến giống 35,6%; thuốc cá, vôi 14,8%. 

Những khó khăn và trở ngại. Hàng đầu là hạ tầng kém phát triển, tỷ lệ rừng tương quan nghịch với tỷ lệ sống của tôm, diện tích rộng sẽ tốn chi phí cải tạo sên vét bùn. Tiếp theo là thiết kế vuông nuôi chưa phù hợp (mực nước ao nuôi thấp), nông dân nuôi tôm còn hạn chế kỹ thuật, năng suất tôm thấp và không ổn định.

Mô hình tôm sú – rừngChi phí cải tạo ao chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,5% trong cơ cấu giá thành các mô hình nuôi tôm nước lợ là nuôi tôm sú-rừng

Các giải pháp nâng cao hiệu quả. Cần cải tạo đầm/vuông 1-2 lần/năm, ương tôm sú giống cỡ lớn trước khi thả và chú ý mật độ thả nuôi, số lần thả giống hợp lý. Chú ý cải tạo đất và gây thức ăn tự nhiên là phân hữu cơ vi sinh vật (Microbial organic fertilizer), bổ sung chế phẩm vi sinh. Việc thay nước cần được kiểm soát chặt chẽ (cá tạp, ô nhiễm, dịch bệnh…). Nên đa dạng đối tượng nuôi (cua, cá đối… ) trong rừng ngập mặn để tăng giá trị. 

Tôm sú quảng canh cải tiến

Cơ cấu giá thành, chi phí giống chiếm gần 95%. Năng suất không cao, chỉ trên 400 kg/ha nên hiệu quả thấp. Lợi chuận khoảng 80 triệu đồng/ha/năm.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả. Về công trình ao cần gia cố chống rò rỉ; Diện tích tối ưu là 0,5-2 ha/đầm. Về con giống cần ương 2 giai đoạn, mật độ thả nuôi mỗi lần 1-2 con/m2, một năm thả giống 3-4 lần, khoảng cách các lần thả ít nhất từ 1-1,5 tháng. Chú trọng dinh dưỡng tự nhiên với phân hữu cơ vi sinh vật (Microbial organic fertilizer) gây thức ăn tự nhiên. Về chất lượng nước cần bổ sung chế phẩm vi sinh, thay nước cần được kiểm soát chặt chẽ (cá tạp, ô nhiễm, dịch bệnh…). Nên bổ sung thêm thức ăn công nghiệp. 

Tôm sú quảng canhChi phí giống chiếm tỷ lệ cao nhất đến 95% trong cơ cấu giá thành các mô hình nuôi tôm nước lợ là nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 

Tôm sú bán thâm canh và thâm canh

Cơ cấu giá thành tôm sú nuôi bán thâm canh: thức ăn 55%, thuốc hóa chất 11,8%, giống 6,9%; Nuôi thâm canh: thức ăn 57,5%, thuốc hóa chất 16,3%, điện 7,4%.

Những hạn chế và khó khăn. Về nguồn giống, chất lượng giống sạch bệnh không ổn định. Thời tiết thay đổi cực đoan hơn và nguồn nước bị ô nhiễm nên hay bùng phát dịch bệnh đốm trắng, EMS, phân trắng…

Các giải pháp nâng cao hiệu quả. Chú trọng chọn con giống sạch bệnh (còi, đốm trắng, vi bào tử trùng…); cần nuôi 2- 3 giai đoạn (ương tôm và san thưa mật độ để giảm rủi ro dịch bệnh, nâng cao tỷ lệ thành công); hạn chế thay nước, siphon (thâm canh), cần sử dụng vi sinh duy trì chất lượng nước định kỳ. Quản lý bệnh tôm, chú trọng an toàn sinh học, tầm soát vi khuẩn vibrio định kỳ (mô hình thâm canh); bổ sung các hoạt chất cho tôm ăn như betaglucan, vitamin C, kháng khuẩn. Quan tâm tiếp cận quy trình nuôi tôm an toàn thực phẩm (VietGap, ASC…) để bán được giá cao

Tôm thẻ chân trắng bán thâm canh và thâm canh

Cơ cấu giá thành tôm thẻ chân trắng nuôi bán thâm canh: thức ăn 65,2%, thuốc hóa chất 11,3%, giống 6,1%; Nuôi thâm canh: thức ăn 56,9%, thuốc hóa chất 14,8%, điện 7,4%.

Tôm thẻChi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất với 65,2% trong cơ cấu giá thành các mô hình nuôi tôm nước lợ là nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh 

Những hạn chế và khó khăn. Thời tiết thay đổi cực đoan, chất lượng nguồn nước giảm vì ô nhiễm. Chất lượng giống sạch bệnh không ổn định. Dịch bệnh bùng phát (EHP, phân trắng, đốm trắng…). Hạ tầng ao nuôi không đáp ứng điều kiện thời tiết mới. Nguyên liệu đầu vào (thức ăn, điện, lao động) tăng cao còn giá tôm thấp và không ổn định. 

Các giải pháp nâng cao hiệu quả. Lựa chọn con giống sạch bệnh (vi bào tử trùng, EMS, đốm trắng…); cần ương tôm 2 giai đoạn; hạn chế thay nước, siphon bùn (thâm canh), cần vi sinh duy trì chất lượng nước định kỳ. Quản lý bệnh tôm, chú trọng an toàn sinh học, tầm soát vi khuẩn vibrio định kỳ (mô hình thâm canh); bổ sung các hoạt chất cho tôm ăn: betaglucan, vitamin C, kháng khuẩn…Tiếp cận quy trình nuôi tôm an toàn thực phẩm (VietGap, ASC…) để bán được giá cao

Tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh

Cơ cấu giá thành, chi phí lớn nhất là thức ăn với 50,2%, tiếp đến thuốc hóa chất 17,9%, năng lượng 10,4%. Khảo sát các hộ nuôi bể tròn 500m2, nuôi 3 giai đoạn với mật độ giai đoạn 1 là 1.500 con/m2, FCR từ 1,1 – 1,4; tỉ lệ sống đến giai đoạn 3 là 55-60%.

Để giảm giá thành cần nâng tỷ lệ thành công từ quy trình sản xuất (nuôi 2-3 giai đoạn), có con giống chất lượng cao-sạch các bệnh, duy trì chất lượng nước ao (siphon- thay nước), giám sát môi trường nước từ khâu xử lý- vận hành ao nuôi (EHP, Vibrio…) định kỳ. Trong cơ cấu giá thành, các yếu tố đầu vào như thức ăn, thuốc-hoá chất chiếm tỷ lệ cao cho nên việc quản lý thức ăn, thuốc-hoá chất có vai trò lớn. Quan tâm mua các nguyên liệu đầu vào (thức ăn, thuốc-hoá chất) với giá tối ưu và có tôm sạch (không dư lượng kháng sinh, đạt màu, quy trình nuôi ASC…) để bán được giá cao. 

Đăng ngày 07/03/2025
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Khảo sát về tình hình nuôi trồng thủy sản hậu đại dịch

Chúng tôi xin phép gửi đến quý bà con thực hiện khảo sát phần quà nhỏ là 10.000VND card điện thoại như một lời cảm ơn chân thành, kính mong quý bà con giúp đỡ.

khảo sát thủy sản
• 17:21 24/02/2022

Tép Bạc tròn 10 tuổi

Tép Bạc kỷ niệm 10 năm thành lập (22/02/2012 - 22/02/2022).

Thủy sản Tép Bạc
• 21:38 22/02/2022

22/02/2022 NGÀY VÀNG - NGÀN ƯU ĐÃI

Còn chần chờ gì nữa mà không vào chọn sản phẩm rồi bỏ vào giỏ hàng ngay, đến 22-23/02 bấm mua hàng thì sản phẩm sẽ đến tay bạn thật sớm dù bạn ở gần hay xa.

tepbac eshop
• 09:51 22/02/2022

Chi cục thủy sản Hà Nội gửi thư mời tham dự Hội thảo miễn phí

Thư mời tham gia Hội thảo "Phát huy hiệu quả của chuyển đổi số trong Nuôi trồng thủy sản" do Chi cục thủy sản Hà Nội và công ty Tép Bạc phối hợp tổ chức.

Hội thảo thủy sản
• 01:33 21/02/2022

Chính sách phát triển xanh chuỗi tôm nước lợ

Chiến lược của ngành tôm nước lợ hiện nay là xanh hóa chuỗi sản xuất, đã được định hướng trong nhiều chính sách nhà nước những năm qua với các giải pháp thúc đẩy cụ thể. Thông tin từ Cục Thủy sản và Kiểm ngư cho cái nhìn khá đầy đủ về vấn đề này.

Ao nuôi tôm
• 10:40 08/04/2025

Thị trường tôm cảnh báo và giải pháp phát triển năm 2025

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ NN&MT vừa cho biết những cảnh báo cùng yêu cầu của thị trường xuất khẩu tôm hiện nay, từ đó đặt ra các giải pháp để phát triển trong năm 2025.

Thu tôm
• 10:00 04/04/2025

Tăng trưởng xanh và bài học từ ngành tôm Ecuador

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vừa phân tích khá toàn diện ngành tôm nước ta về vị thế, thành tựu, thách thức, định hướng tăng trưởng xanh và giải pháp phát triển có thể học hỏi từ sự thành công của Ecuador.

Tôm thẻ
• 10:11 01/04/2025

Tôm tẩm bột và vấn đề tuân thủ quy định SPS của thị trường

Gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tẩm bột sang EU gặp khó khăn với việc khai báo chi tiết, trở thành vấn đề thời sự trong tuân thủ quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của các thị trường. TS. Ngô Xuân Nam là Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin thêm về quy định SPS của một số thị trường trọng điểm ngành tôm, và phân tích thách thức cùng cơ hội trong năm 2025.

Tôm xuất khẩu
• 10:42 31/03/2025
• 13:02 04/05/2025
• 13:02 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:02 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 13:02 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:02 04/05/2025
Some text some message..