Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
Tỉnh Kiên Giang có diện tích tôm-lúa lớn nhất nước ta, hiện đã thả nuôi 105.000 ha. Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn

Tỉnh Kiên Giang có diện tích tôm-lúa lớn nhất nước ta, hiện đã thả nuôi 105.000 ha. Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, do nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao khi nắng và giảm vào ban đêm cũng như khi có mưa, đã làm 3.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, khoảng 95% diện tích bị thiệt hại do yếu tố môi trường bất lợi, còn lại do bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp.

Diện tích tôm-lúa của Kiên Giang tập trung ở các huyện An Biên, An Minh và U Minh Thượng. Những ngày này, ở đây đồng nước mênh mông với vụ tôm nước lợ đã thả giống 3 - 4 tháng, một số hộ đang thu hoạch. Không khí bao trùm sự lo lắng, bởi không thể làm mái che cho tôm như nuôi công nghiệp, mà chỉ hạn chế tác động xấu bằng việc tăng cường hoạt động đúng kỹ thuật của hệ thống mương sâu xung quanh cho tôm trú ẩn khi môi trường trên ruộng bất lợi. Những người có kinh nghiệm cho biết, nhiệt độ cao như năm nay khi vào mùa mưa là tôm dễ chết hàng loạt do sốc môi trường và dịch bệnh. 

Bởi vì, trời đang nắng nóng, chợt mưa là điều kiện môi trường ruộng nuôi tôm bị biến động mạnh. Nắng nóng năm nay kéo dài, nhiệt độ có ngày lên đến 37oC, nước bốc hơi mạnh, độ mặn trong ruộng tăng, tôm nuôi đã yếu. Trời mưa rào hạ nhiệt độ, làm thay đổi độ pH và còn cuốn phèn, tạp chất quanh bờ xuống ruộng khiến chất lượng nước thay đổi. 

Cán bộ Phòng Khuyến ngư - Nuôi trồng thủy hải sản thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, giới thiệu những giải pháp cần thiết để chống sốc môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho tôm nuôi. Đó là duy trì mực nước mương bao từ 1,2 m trở lên, trên ruộng từ 0,5 m trở lên để có thể ổn định các yếu tố môi trường. Độ trong của nước đảm bảo mức từ 0,3 - 0,4 m để tránh sự phát triển của rong đáy, rong nhớt quá mức, nhiệt độ nước không quá 32°C và tránh được biến động ngày đêm trên 5°C. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời bổ sung khi mực nước hạ thấp; lưu ý lấy nước cần thông qua túi lọc (có mắt lưới dày) đường kính 0,6 m, dài từ 10 - 15 m để hạn chế mầm bệnh bên ngoài, tốt nhất nên có ao trữ nước để lấy vào ruộng khi cần thiết.

Thu hoạch tôm lúaThu hoạch tôm nuôi luân canh trên ruộng lúa. Ảnh: Báo Giao Thông

Tăng cường sử dụng vi sinh xử lý cải tạo môi trường để ổn định môi trường nuôi và bổ sung vitamin, khoáng chất... giúp tôm tăng sức đề kháng, chống chọi với nắng nóng. Đặc biệt với tôm 1 - 2 tháng thả nuôi. Kiểm tra, duy trì các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp, độ mặn 8 - 15‰. 

Nếu độ trong của nước cao và màu nước nhạt, cần dùng phân DAP ngâm nước qua đêm tạt khắp ruộng theo liều lượng từ 10-15 kg/ha. Bên cạnh, có thể sử dụng chế phẩm vi sinh và hỗn hợp cám (700 gram), bột cá (300 gram), rỉ đường (khoảng 2-3 kg) pha với 20 lít nước sạch, ủ 1-2 ngày và tạt khắp ruộng để  cải thiện màu nước, ổn định môi trường. Trường hợp ngược lại, nếu nước có độ trong thấp do nhiều chất lơ lửng, khí độc và tảo độc phát triển thì cần cấp bổ sung nước từ ao dự trữ. Mỗi lần cấp bổ sung không quá 10% lượng nước trong ruộng.

Cán bộ Phòng Khuyến ngư - Nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh, phải thường xuyên quan sát các biểu hiện bên ngoài như màu sắc vỏ tôm, lột xác và hoạt động của tôm để đánh giá sức khỏe. Cứ khoảng 3-5 ngày, nên một lần trộn các chất bổ sung như Vitamine C, men tiêu hóa và Beta-Glucan... vào thức ăn cho tôm để hỗ trợ tiêu hóa, kích thích hệ miễn dịch, tăng khả năng chống chịu của tôm trong môi trường bất lợi. Suốt quá trình nuôi, quan tâm đến quản lý và tạo thức ăn tự nhiên bằng cách sử dụng chế phẩm vi sinh, ổn định môi trường nước trong ruộng nuôi tôm.

Đăng ngày 17/05/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Khảo sát về tình hình nuôi trồng thủy sản hậu đại dịch

Chúng tôi xin phép gửi đến quý bà con thực hiện khảo sát phần quà nhỏ là 10.000VND card điện thoại như một lời cảm ơn chân thành, kính mong quý bà con giúp đỡ.

khảo sát thủy sản
• 17:21 24/02/2022

Tép Bạc tròn 10 tuổi

Tép Bạc kỷ niệm 10 năm thành lập (22/02/2012 - 22/02/2022).

Thủy sản Tép Bạc
• 21:38 22/02/2022

22/02/2022 NGÀY VÀNG - NGÀN ƯU ĐÃI

Còn chần chờ gì nữa mà không vào chọn sản phẩm rồi bỏ vào giỏ hàng ngay, đến 22-23/02 bấm mua hàng thì sản phẩm sẽ đến tay bạn thật sớm dù bạn ở gần hay xa.

tepbac eshop
• 09:51 22/02/2022

Chi cục thủy sản Hà Nội gửi thư mời tham dự Hội thảo miễn phí

Thư mời tham gia Hội thảo "Phát huy hiệu quả của chuyển đổi số trong Nuôi trồng thủy sản" do Chi cục thủy sản Hà Nội và công ty Tép Bạc phối hợp tổ chức.

Hội thảo thủy sản
• 01:33 21/02/2022

Chính sách phát triển xanh chuỗi tôm nước lợ

Chiến lược của ngành tôm nước lợ hiện nay là xanh hóa chuỗi sản xuất, đã được định hướng trong nhiều chính sách nhà nước những năm qua với các giải pháp thúc đẩy cụ thể. Thông tin từ Cục Thủy sản và Kiểm ngư cho cái nhìn khá đầy đủ về vấn đề này.

Ao nuôi tôm
• 10:40 08/04/2025

Thị trường tôm cảnh báo và giải pháp phát triển năm 2025

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ NN&MT vừa cho biết những cảnh báo cùng yêu cầu của thị trường xuất khẩu tôm hiện nay, từ đó đặt ra các giải pháp để phát triển trong năm 2025.

Thu tôm
• 10:00 04/04/2025

Tăng trưởng xanh và bài học từ ngành tôm Ecuador

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vừa phân tích khá toàn diện ngành tôm nước ta về vị thế, thành tựu, thách thức, định hướng tăng trưởng xanh và giải pháp phát triển có thể học hỏi từ sự thành công của Ecuador.

Tôm thẻ
• 10:11 01/04/2025

Tôm tẩm bột và vấn đề tuân thủ quy định SPS của thị trường

Gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tẩm bột sang EU gặp khó khăn với việc khai báo chi tiết, trở thành vấn đề thời sự trong tuân thủ quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của các thị trường. TS. Ngô Xuân Nam là Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin thêm về quy định SPS của một số thị trường trọng điểm ngành tôm, và phân tích thách thức cùng cơ hội trong năm 2025.

Tôm xuất khẩu
• 10:42 31/03/2025
• 07:34 07/05/2025
• 07:34 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 07:34 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 07:34 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:34 07/05/2025
Some text some message..