Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
Tôm búa hạ gục con mồi với cú ra đòn đầu tiên

Được mệnh danh là “sát thủ đại dương”, tôm búa sở hữu cặp càng có khả năng phát ra cú đấm nhanh và mạnh đến kinh ngạc, dễ dàng đập nát con mồi chỉ trong chớp mắt.

Cấu trúc cơ thể đặc biệt của tôm búa

Tôm búa có chiều dài cơ thể dao động từ 10 đến 30 cm, với một số loài đặc biệt có thể đạt kích thước lớn hơn. Vẻ ngoài của chúng là sự kết hợp giữa đặc điểm của tôm và bọ ngựa với cặp càng lớn, có hình dạng như chùy hoặc giáo. Cấu trúc này giúp chúng săn mồi và tự vệ hiệu quả. Màu sắc của tôm búa thường rất rực rỡ, từ xanh lam, đỏ đến tím và cam, giúp chúng hòa mình vào môi trường rạn san hô, tránh khỏi sự chú ý của kẻ thù.

“Cú đấm sấm sét” của tôm búa

Tôm búa sở hữu một trong những cú đấm nhanh và mạnh nhất trong thế giới động vật. Khi chúng vung càng với tốc độ lên tới 23 m/s, cú đấm của tôm búa tạo ra một lực đáng kinh ngạc, đạt tới 1.500 Newton - tương đương với lực bắn ra của một viên đạn từ khẩu súng lục.

Tôm bọ ngựaTôm búa được ví như võ sĩ quyền anh của đại dương

Khả năng tấn công mạnh mẽ của tôm búa không chỉ nằm ở tốc độ mà còn ở cách chúng sử dụng hiện tượng vật lý gọi là siêu xâm thực (supercavitation). Khi tôm búa đập càng với tốc độ cao, áp suất giảm đột ngột khiến không khí trong nước tạo thành các bong bóng khí giữa càng và con mồi. Những bong bóng này nổ với nhiệt độ cao và tạo ra một lực cực mạnh. 

Do đó, ngay cả khi tôm búa không trực tiếp đánh trúng con mồi, lực do bong bóng khí vỡ vẫn đủ mạnh để làm choáng hoặc giết chết con mồi.

Giải mã sức mạnh tấn công của tôm búa

Nghiên cứu khoa học đã khám phá ra cấu trúc độc đáo của càng tôm búa - một loại "vũ khí tự nhiên" có khả năng chịu đựng và phân tán lực va đập cực mạnh mà không bị vỡ. Các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua và kính hiển vi lực nguyên tử để phân tích cấu trúc vi mô của càng tôm búa. Kết quả cho thấy càng của chúng được bao phủ bởi một lớp hạt nano chống va đập, giúp hấp thụ và tiêu tán năng lượng từ cú đấm, bảo vệ càng khỏi hư hại.

Tôm búaChiếc càng của tôm búa được phủ một lớp hạt nano chống va đập

Các sợi α‐chitin bên trong càng của tôm búa sắp xếp theo hình xoắn ốc, kết hợp với cấu trúc xương cá. Cấu trúc này không chỉ làm lệch hướng lực mà còn thay đổi sự lan truyền vết nứt, giúp tăng cường độ bền của càng. Bên ngoài lớp chitin là một lớp ma trận dày đặc của hydroxyapatite - một khoáng chất có cấu trúc tinh thể nano giúp bảo vệ và duy trì sức mạnh của càng trong các cuộc tấn công.

Tôm búa là một trong những sinh vật đáng kinh ngạc nhất của đại dương với những khả năng phi thường từ cú đấm sấm sét đến đôi mắt tinh tường. Đặc điểm cấu trúc càng độc đáo và sức mạnh vô địch đã giúp tôm búa trở thành “chiến binh” mạnh mẽ trong thế giới đại dương. 

Đăng ngày 15/11/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Cá Tetra Neon - Viên ngọc rực rỡ giữa thế giới thủy sinh

Cá Tetra Neon (Paracheirodon innesi) là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trong giới chơi thủy sinh. Với cụm màu sắc sạo và đường sạc xanh neon rực rỡ trên cơ thể, chúng giúp bể cá trở nên sống động và hút mắt. Hãy cùng khám phá vể loài cá tuy nhỏ bé nhưng đầy sức quyến rũ này!

Cá Tetra Neon
• 09:00 12/04/2025

Những tỉnh thành tiềm năng phát triển thương hiệu cua biển Việt Nam

Không chỉ là món ăn khoái khẩu trên bàn tiệc, cua biển đang trở thành một ngành hàng tiềm năng, mang đậm bản sắc vùng miền và giá trị kinh tế cao.

Cua
• 10:09 11/04/2025

Một số loài cá cảnh đẻ trứng mà bạn có thể không biết

Trong thế giới thủy sinh đầy màu sắc, chúng ta thường bắt gặp những loài cá dễ nuôi, dễ sinh sản như cá bảy màu, cá molly, hoặc cá swordtail – những loài đẻ con trực tiếp.

Bể cá
• 09:48 11/04/2025

INFOGRAPHIC: Xuất khẩu thủy sản quý I/2025

Quý I năm 2025 ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với nhiều thị trường trọng điểm phục hồi mạnh mẽ và các mặt hàng chủ lực lấy lại đà tăng trưởng.

Xuất khẩu thủy sản quý I 2025
• 09:36 10/04/2025
• 06:32 04/05/2025
• 06:32 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 06:32 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 06:32 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:32 04/05/2025
Some text some message..