Đổi đời từ cá bảy màu

Bằng số vốn tích cóp từ đồng lương công nhân của vợ chồng, anh Đặng Quang Dũng đã khởi nghiệp nuôi cá kiểng thành công, trở thành nông dân sản xuất giỏi của TPHCM

Vợ chồng anh Đặng Quang Dũng bên một hồ cá hồng kim chuẩn bị xuất bán
Vợ chồng anh Đặng Quang Dũng bên một hồ cá hồng kim chuẩn bị xuất bán

“Tôi mà xa đàn cá bảy màu, chăm khó như chăm con mọn của mình nửa ngày là chúng sẽ ngửa bụng chết ngay”. Anh Đặng Quang Dũng (ngụ ấp 3, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh - TPHCM) lý giải chuyện anh phải bấm bụng xin vắng mặt tại buổi tổng kết thí điểm mô hình nông thôn mới của TPHCM giai đoạn 2010-2012 vừa diễn ra. Trong buổi tổng kết đó có phần trao bằng khen cho các nông dân sản xuất giỏi mà anh là một điển hình. Ít ai biết, chỉ với khoảng 20 triệu đồng  vợ chồng tích cóp từ đồng lương công nhân, trong gần 2 năm qua, anh đã khởi nghiệp nghề nuôi cá kiểng thành công và hiện nay sở hữu cơ sở nuôi cá trị giá gần 200 triệu đồng.

Khởi nghiệp từ 3.000 đồng/ngày

Nhận xét về anh Dũng, chị Lê Cẩm Vân, cán bộ khuyến nông xã Tân Nhựt đồng thời là bạn học của anh, nói gói gọn trong ba từ “rất chịu cực!” Chị Vân còn nhớ khi anh Dũng bắt đầu đi làm hồ phụ giúp gia đình, anh đi bằng xe đạp. Có những hôm anh phải đạp xe mấy chục cây số từ nhà ra công trình xây dựng ở quận Thủ Đức hoặc xa hơn nữa. Về chuyện này, anh Dũng cho biết thêm: “Ngán nhất là những hôm tăng ca để đổ sàn xong gặp trời mưa, đạp về đến nhà có khi đã 23 giờ. Những hôm ấy tôi chỉ ngủ được 5-6 giờ lại lồm cồm thức dậy đạp xe đi làm”.

Tuy nhiên, sự cực khổ đã giúp trui rèn ý chí không ngừng vươn lên trong anh Dũng. Anh hà tiện chi tiêu, tích cóp tiền chờ cơ hội làm ăn. Cuộc đời anh xoay chuyển khi anh gặp, yêu và cưới chị Nguyễn Thị Hồng Nga, một nữ công nhân. Để gần chị, anh xin làm công nhân chung công ty với chị. Rồi con gái đầu lòng chào đời, số tiền cùng vợ tích cóp chưa được mang ra làm ăn đã vơi nhanh chóng. Những tưởng ước mơ làm ăn để vươn lên của anh sẽ dần rơi vào quên lãng. Thế nhưng, trong gần 10 năm, trừ các khoản lo nhà cửa, con cái, tính trung bình mỗi ngày anh chị đã để dành 3.000 đồng từ lương công nhân. Đến giữa năm 2011, vợ chồng anh có số vốn 20 triệu đồng. Lúc này, anh Dũng bắt đầu cho xây hồ, mua cá bảy màu về nuôi thử.

“Khởi đầu không dễ như tôi tưởng. Cá bảy màu rất khó tính, chỉ ưa nước tĩnh và mát mẻ. Mưa cũng chết, nắng cũng chết. Phải chăm như chăm con mọn”- anh Dũng cho biết. Để có thêm kinh nghiệm, anh tìm tài liệu đọc và đi tham quan các cơ sở nuôi cá bảy màu khác. Sự kiên trì đã mang đến thành công. Anh đã có thể làm cho đàn cá bảy màu của mình sống khỏe và mắn đẻ, không còn chuyện chúng ngửa bụng thoi thóp khiến anh phải kêu trời, tiếc đứt ruột.

Nhờ vợ tiếp thị

Đầu năm 2012, thấy việc nuôi, cho cá sinh sản đã thành công, anh Dũng xin nghỉ làm công nhân. “Tôi cần vốn từ việc lãnh trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp để xây thêm hồ nuôi. Chỉ 6 hồ xây ban đầu không đủ chứa đàn cá ngày càng mắn đẻ”- anh Dũng giải thích. Để khởi đầu cho ước mơ “làm ăn lớn”, anh mang cá ra các chợ, các cửa hàng cá kiểng để chào hàng. Nhưng tới đâu anh cũng bị từ chối. Họ nói đã có mối cung cấp cá sẵn, vả chăng cá của anh không được đẹp.

Không ngồi yên “chờ chết”, anh tìm mua giống tốt về lai tạo. Chuyện tạo mối bán cá, anh trông cậy cả vào tài ăn nói của vợ vì anh tự nhận tính cách ít nói của anh không phù hợp chuyện tiếp thị. “Lúc ảnh kêu tôi nghỉ làm công nhân, tôi cảm thấy không ổn. Lỡ ảnh thất bại thì cả nhà còn có lương của tôi mà sống. Nhưng nghĩ lại, nếu tôi không đi tiếp thị cá cho ảnh thì ảnh cầm chắc thất bại”- chị Nga kể. Vậy là chị xin nghỉ làm công nhân, quyết đồng cam cộng khổ với chuyện nuôi cá kiểng của chồng. Ngày ngày, chị kiên nhẫn mang cá đi tiếp thị. “Các chủ cửa hàng từ chối nhưng nhờ tôi kiên nhẫn làm quen, những khi nắng to hay mưa to, cá của họ chết nhiều dẫn đến thiếu hàng nên họ gọi mình, riết rồi mình thành mối của họ luôn”- chị Nga nói. Nhắc lại chuyện này, anh Dũng cười bảo: “Cũng nhờ vợ mà cá mới chịu... đụng chợ đấy!”

Hiện nay, ngoài cá bảy màu, anh Dũng còn nuôi thêm cá hồng kim và một số loại cá kiểng khác với số lượng hồ nuôi đã lên đến 120. Về thành công bước đầu của mình, anh Dũng cho biết thu nhập hằng tháng của vợ chồng anh khoảng 20-25 triệu đồng, cao gấp 2-3 lần mức lương công nhân của cả hai trước đây. Ngoài thu nhập cao, vợ chồng anh còn có nhiều thời gian lo cho con hơn. Điều này khi làm công nhân tăng ca đầu tắt mặt tối, anh chị hiếm khi có.

Sẵn sàng giúp về kỹ thuật và con giống

Qua bài viết này, vợ anh Dũng nhờ tôi một việc mà vợ chồng chị đã thống nhất. Đó là nhắn với anh chị em công nhân, ai có ước mơ, có điều kiện về vốn và mặt bằng khởi nghiệp nuôi cá bảy màu, hồng kim... hãy đến tìm vợ chồng chị. “Chúng tôi sẵn sàng giúp về kỹ thuật nuôi và con giống!” - chị Nga khẳng định.

 

NLD
Đăng ngày 17/03/2013
thanh nhàn
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 18:30 14/05/2025
• 18:30 14/05/2025
• 18:30 14/05/2025
• 18:30 14/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 18:30 14/05/2025
Some text some message..