Điểm danh một số loài cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta

Cá nước ngọt
Cá nước ngọt được biết đến với chất lượng thịt ngọt, ngon và chứa nhiều chất dinh. Ảnh: vnexpress.net

Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại cá nước ngọt phổ biến và được ưa chuộng. Mỗi loại cá đều có đặc điểm, vị và giá trị dinh dưỡng riêng biệt. Vì vậy, qua bài viết này Tép Bạc sẽ điểm danh một số loài cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam, hãy thử kiểm tra xem bà con biết bao nhiêu loài cá dưới đây nào. 

Cá chép 

Cá chép, có tên khoa học là Cyprinus carpio, thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), và có quan hệ họ hàng gần gũi với cá vàng. Kích thước của cá chép có thể lên đến 1.2m và cân nặng lên đến 37.3kg, với tuổi thọ có thể đạt đến 47 năm. 

Loài cá chép có nhiều loại với các đặc điểm độc đáo như: Cá chép kính (thường không có vảy nhưng có một hàng vảy chạy dọc theo thân), cá chép nhiều vảy (là loại cá ăn tạp), và cá chép da (chỉ có vảy ở gần vây lưng). 

Cá trích 

Cá trích có hình dạng tương đồng với cá mai, nhưng cá trích thường có kích thước lớn hơn, thân dài, với xương nhỏ, da màu xanh nhạt và hai hàm bằng nhau. Răng cá trích nhỏ, vảy mỏng tròn thường rụng dễ dàng và có răng cưa ở phần sống bụng. 

Cá trích thường sinh sống gần bề mặt nước và di chuyển nhanh nhờ vào khúc đuôi mạnh mẽ. Ở Việt Nam, người dân gọi cá trích theo các đặc điểm hình thái của chúng. Ví dụ, cá trích ve thường có thân thon, nhiều vảy màu xanh, và thịt trắng, béo, và thơm, mặc dù chúng có nhiều xương. Trong khi đó, cá trích lầm có thân tròn, ít vảy hơn, và thịt màu đỏ, dẻo hơn nhưng không có hương vị ngon như cá trích ve. 

Ngoài ra, người dân ở miền Trung thường gọi cá trích nhỏ là cá de, và cá trích lớn hơn thường được gọi là cá Mắt Tráo. 

Cá tríchCá trích

Cá thát lát 

Cá thát lát có thân dài khoảng 400mm, dẹt, nhỏ dần tới đuôi và được phủ toàn bộ bởi vảy nhỏ. Miệng của chúng khá to và có mõm ngắn. Trung bình, cá thát lát nặng khoảng 200gr, có khi có thể đạt đến 500gr. 

Chúng thường có màu xám ở lưng và màu trắng bạc ở phần bụng, trong khi màu vàng xuất hiện ở dưới viền xương nắp mang. 

Ở Việt Nam, cá thát lát phát triển nhanh và sinh sản mạnh mẽ, do đó sản lượng của chúng tăng cao. Chúng được phân bố chủ yếu ở sông Đồng Nai, các vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. 

Cá trê 

Họ cá trê bao gồm khoảng 114 loài sống trong môi trường nước ngọt. Mặc dù phần lớn sống ở khu vực Đông Nam Á, nhưng sự đa dạng loài nổi bật nhất của chúng thường được tìm thấy ở châu Phi. 

Mỗi loại cá trê có hình dạng đặc trưng riêng. Ví dụ, cá trê đen (còn được gọi là cá trê Hồng Kông) thường có thân đen dài, da mịn màng và bóng loáng; phần đầu dẹt bằng, trong khi phần thân và đuôi thường mềm và phẳng hơn; miệng rộng, với răng sắc nhọn và bốn đôi râu dài; mắt nhỏ và lỗ mũi cách xa nhau. 

Trong khi đó, cá trê vàng xám thường có đầu phẳng, thân tròn và dài, dẹp dần về phía đuôi, da mịn màng và vây màu đen với các đốm thẫm; mắt nhỏ, cách nhau một khoảng rộng, miệng rộng và bốn đôi râu dài. 

Cá tra và cá basa 

Cá tra và cá basa là hai loại cá nước ngọt có nhiều đặc điểm bên ngoài tương đồng, dẫn đến việc phân biệt giữa chúng không phải lúc nào cũng dễ dàng. 

Cá tra thường có phần đầu khá lớn, hình dạng dẹp và có phần bè ra hai bên. Khi cá tra khép miệng, hàm răng bên trong thường không được nhìn thấy. Cá tra có râu dài hơn râu cá basa. Thân cá tra có màu sáng bạc, phản chiếu ánh sáng, với mặt lưng thường có màu xanh đậm, trong khi bụng thường hơi dài và nhỏ hơn so với cá basa. 

Cá basa có đầu nhìn gọn gàng hơn, đầu ngắn và không có phần bè ra hai bên. Vì hàm trên của cá basa rộng hơn hàm dưới, khi khép miệng vẫn có thể nhìn thấy hàm bên trong. Bụng của cá basa thường to tròn và có màu trắng, với phần lưng thường có màu xanh nâu nhạt. Thân cá basa thường ngắn và có phần bè hai bên hơi dẹp.

Cá basaCá basa. Ảnh: sieuthicatuoi.com

Cá hường 

Cá hường sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, thậm chí là điều kiện nước khắc nghiệt và ô nhiễm nhờ có cơ quan hô hấp phụ. Ở Việt Nam, cá hường phân bố phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. 

Cá hường thường có kích thước nhỏ, với số lượng xương khá nhiều. Thịt của chúng màu trắng, ít khi có hương vị tanh, mềm mại và rất ngon. 

Cá rô đồng và cá rô phi 

Cá rô đồng sống trong các môi trường nước ngọt và nước lợ như ruộng, ao, đầm, mương rẫy... Chúng có màu từ xanh đến xám nhạt, với phần bụng thường sáng hơn phần lưng. Gờ vảy và vây thường có màu sáng. Nắp mang của cá hình răng cưa, răng chắc và sắc, sắp xếp thành dãy trên hai hàm. Chiều dài của chúng có thể lên đến 250mm. Cá rô đực thường có thân hình dài hơn so với cái. Thịt của cá rô đồng có mùi thơm, dai và hơi béo, nhưng lại chứa nhiều xương. 

Cá rô phi thường sống chủ yếu trong các kênh rạch, sông suối và ao hồ. Trong loại này, cá rô phi đỏ, cá rô phi vằn và cá rô phi xanh là phổ biến nhất. Chúng có thể tồn tại trong môi trường nước ngọt, nước lợ và nước phèn nhẹ. Thân của cá có màu hơi tím, vảy sáng bóng và có 9 - 12 sọc đậm chạy song song từ lưng đến bụng. Chiều dài lên đến 0.6m và nặng khoảng 4kg, cá rô phi đực thường có tốc độ phát triển nhanh hơn so với cái. 

Cá sặc 

Cá sặc, còn được biết đến với tên gọi cá rô tía Xiêm hoặc cá lò tho, thuộc họ Cá tai tượng (Osphronemidae). Ở Việt Nam, chúng phổ biến chủ yếu tại các vùng miền Nam như Kiên Giang và Cà Mau. 

Thân cá dẹt và dài. Vây ngực thường dài, trong khi vây lưng tròn đối với con cái nhưng lại dài đối với con đực. Vây bụng của chúng có cấu trúc như sợi chỉ và rất nhạy cảm. 

Ngoài ra, con cá sặc đực thường có bộ lông sặc mắt hơn so với con cái, với màu sắc rực rỡ hơn, thường là màu vàng nâu. 

Cá sặcCá sặc

Cá tai tượng 

Ở Việt Nam, cá tai tượng thường sinh sống chủ yếu ở khu vực sông Đồng Nai và La Ngà. Chúng có khả năng thích nghi trong những điều kiện khắc nghiệt của cả môi trường nước ngọt và nước lợ. 

Thân hình của cá tai tượng thường được mô tả là dẹt bên, với chiều dài gấp đôi so với chiều cao của nó. Miệng của chúng khá rộng, có mõm nhọn và vây lưng dài cùng với tia vây mềm. 

Cá lóc 

Cá lóc, còn được biết đến với nhiều tên gọi như cá tràu, cá quả, cá chuối, cá sộp hoặc cá lóc bông, thuộc bộ Cá quả. Chúng thường sinh sống ở những nơi có dòng nước chảy yếu (nước tĩnh) hoặc trong các loại hình thủy vực như ao, hồ, đồng ruộng, kênh mương. 

Cá lóc có thể đạt trọng lượng lên đến 5 - 7kg và sống được đến 10 năm (trung bình từ 4 - 5 năm). Thân hình trụ dài, miệng rộng và có hàm răng sắc. Đặc điểm có thể khác nhau tùy theo vùng sinh sống.,ví dụ như cá lóc ở ruộng cạn thường có vảy trên đầu, lưng màu đen ửng vàng. Trong khi cá lóc ở vùng nước sâu thường có lớp vảy trên đầu và lưng chỉ màu đen, đồng thời vảy dưới bụng thường có màu trắng. 

Cá chim trắng 

Cá chim trắng phân bố chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Trung Đông. Cá có hình dạng thân hình gần như phẳng, với vây đuôi chia rõ và vây ngực dài, thường có một số ít vảy. Trọng lượng của cá chim trắng thường dao động từ 4 - 6 kg. Thịt của cá chim trắng mềm và ngon. 

Cá chim trắngCá chim trắng

Cá trắm đen và cá trắm trắng 

Cá trắm đen, hay còn được biết đến với tên gọi cá trắm cỏ xanh, có thân dài, hình dạng ống tròn, môi nhọn, không có râu, lưng cá màu đen. Với bụng màu trắng sữa, thịt trắng và chắc, xương lớn nhưng ít. Trọng lượng của cá trắm đen thường dao động từ 3 - 5 kg. 

Cá trắm trắng còn được biết đến với tên gọi cá trắm cỏ, có thân dài, hình dạng ống tròn. Ngoài ra, miệng tròn, không có râu, màu lưng thẫm, toàn thân có màu vàng bìa, bụng màu trắng xám, thịt mềm, ít xương. Trọng lượng của cá trắm cỏ thường dao động từ 1 - 3 kg. 

Cá bống 

Ở Việt Nam, cá bóng thường xuất hiện ở các khu vực ven sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ và sông Đồng Nai. Thân cá như hình thoi tròn, màu đen và có vài điểm vằn màu nâu. Đầu lớn hơn so với thân, có hàm răng sắc nhọn và phần đuôi thường có hình dáng chữ V màu đen dễ nhận biết. 

Cá bóng thường có da nhớt, lưng màu xám và bề mặt bóng, có vây lưng to và trọng lượng trung bình khoảng từ 50 - 100gr. Cá bóng thường khỏe mạnh, thịt dày và ngon. Khi chế biến, thịt cá có màu trắng tinh, giống như thịt gà, có độ đàn hồi và vị ngọt đặc trưng. 

Đăng ngày 05/04/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Cá Tetra Neon - Viên ngọc rực rỡ giữa thế giới thủy sinh

Cá Tetra Neon (Paracheirodon innesi) là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trong giới chơi thủy sinh. Với cụm màu sắc sạo và đường sạc xanh neon rực rỡ trên cơ thể, chúng giúp bể cá trở nên sống động và hút mắt. Hãy cùng khám phá vể loài cá tuy nhỏ bé nhưng đầy sức quyến rũ này!

Cá Tetra Neon
• 09:00 12/04/2025

Những tỉnh thành tiềm năng phát triển thương hiệu cua biển Việt Nam

Không chỉ là món ăn khoái khẩu trên bàn tiệc, cua biển đang trở thành một ngành hàng tiềm năng, mang đậm bản sắc vùng miền và giá trị kinh tế cao.

Cua
• 10:09 11/04/2025

Một số loài cá cảnh đẻ trứng mà bạn có thể không biết

Trong thế giới thủy sinh đầy màu sắc, chúng ta thường bắt gặp những loài cá dễ nuôi, dễ sinh sản như cá bảy màu, cá molly, hoặc cá swordtail – những loài đẻ con trực tiếp.

Bể cá
• 09:48 11/04/2025

INFOGRAPHIC: Xuất khẩu thủy sản quý I/2025

Quý I năm 2025 ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với nhiều thị trường trọng điểm phục hồi mạnh mẽ và các mặt hàng chủ lực lấy lại đà tăng trưởng.

Xuất khẩu thủy sản quý I 2025
• 09:36 10/04/2025
• 13:14 13/05/2025
• 13:14 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:14 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 13:14 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:14 13/05/2025
Some text some message..