Đặc sản nức tiếng Cà Mau lên "sàn" OCOP

Những đặc sản nổi tiếng của Cà Mau như tôm, cua, ba khía... đã được lên "sàn" OCOP, khẳng định chất lượng và thương hiệu của vùng đất cực Nam Tổ quốc.

cua Cà Mau
Với hệ sinh thái tự nhiên, trong đó có đất rừng ngập nước nên chất lượng cua Cà Mau thịt chắc, ngon..

Với lợi thế riêng của vùng đất cực Nam Tổ quốc, Cà Mau có nhiều loại đặc sản nổi tiếng như cua, tôm, mật ong, cá sặc bổi, mắm lóc, ba khía… Những đặc sản này đã được đưa lên "sàn" OCOP (mỗi xã, phường, một sản phẩm) càng khẳng định được chất lượng và thương hiệu của địa phương.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, năm 2021, tỉnh có 44 sản phẩm OCOP của 25 chủ thể, qua đó nâng tổng số OCOP toàn tỉnh lên 77 sản phẩm của 44 chủ thể đạt từ 3 sao trở lên. Hiện Cà Mau xếp thứ 27/63 tỉnh, thành trong cả nước và xếp thứ 4/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL có nhiều sản phẩm OCOP.

Bằng nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau, nhiều sản phẩm OCOP của Cà Mau đã được trưng bày và tiêu thụ qua nhiều kênh bán hàng, đưa vào các hệ thống phân phối hiện đại trong và ngoài tỉnh. Một số sản phẩmOCOP của tỉnh còn xuất khẩu được qua các thị trường, như: Úc, Canada, Trung Quốc, Singapore…

Qua khảo sát sơ bộ cho thấy có hơn 30% sản phẩm OCOPcó doanh thu tăng từ 5-8%, giá bán sản phẩm tăng bình quân từ 15-20% và chưa có sản phẩm nào vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

tôm Cà Mau

Tôm ở Cà Mau được nuôi dưới những vùng đất ngập nước, dưới các tán cây rừng. Tôm được chế biến ra nhiều loại như tôm khô còn nguyên vỏ, tôm đã tách vỏ, tôm chà bông... Ảnh: Huỳnh Hải

đặc sản Cà Mau
Ba khía và mắm tôm cũng đã được đưa lên "sàn" OCOP. Ảnh: Huỳnh Hải

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, trong 2 năm triển khai chương trình OCOP đã mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại hạn chế như nhiều chủ thể có tiềm năng nhưng chưa nắm rõ nguyên tắc, quy trình thực hiện, chủ yếu vẫn là sơ chế hoặc chế biến đơn giản nên giá trị sản phẩm còn thấp (trong 77 sản phẩm, chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao).

Đặc biệt, Cà Mau giàu tiềm năng về du lịch, nhất là du lịch sinh thái nhưng chưa có sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch cộng đồng được chứng nhận là sản phẩm OCOP.

Trong năm 2022, Cà Mau đề ra mục tiêu phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt 3-4 sao, nâng hạng ít nhất 3 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao...

Phó Chủ tịch Cà Mau Lê Văn Sử đề nghị các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ thể mạnh dạn thực hiện những cách làm mới, sáng tạo để có những sản phẩm OCOP đạt chất lượng. Song song đó, cùng nhau tăng cường kết nối giao thương, thường xuyên trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản phẩm OCOP đến đông đảo người tiêu dùng.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 06/05/2022
Nhật Linh Đan
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 02:46 06/05/2025
• 02:46 06/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 02:46 06/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 02:46 06/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:46 06/05/2025
Some text some message..