“Cứu tinh” của các loài cá quý

Những loài cá quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam tưởng chừng như tuyệt tích trên dòng Mê Kông nay được tái sinh nhờ “bàn tay” của kỹ sư Thi Thanh Vinh, cán bộ Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ.

Anh Thi Thanh Vinh
Anh Thi Thanh Vinh, cứu tinh các loài cá quý hiếm trên dòng Mê Kông

Gian nan tìm cá quý

Hơn 40 năm về trước, chuyện ngư dân miền Tây bủa lưới bắt được các loài cá khổng lồ nặng hàng trăm kí như cá hô, cá tra dầu, cá vồ cờ… là chuyện thường. Nhưng từ thập niên 80 trở lại đây, những loài cá khủng này gần như “bốc hơi” trên các con sông miền Tây. Thi thoảng một vài ngư dân may mắn mới bắt dính được cá to. Tới năm 1996, tên các loài cá vồ cờ, cá hô đã xuất hiện trong sách đỏ Việt Nam nhằm cảnh báo nguy cơ tuyệt chủng cao.

Năm 1991, kỹ sư Thi Thanh Vinh được nhận vào công tác tại Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (Trung tâm) và bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu cá hô. Mục đích của anh là cho sinh sản nhân tạo loài cá được mệnh danh là “cá vua” trên sông Mê Kông. Nhưng cái khó là tìm tung tích cá hô như mò kim đáy bể. Mỗi khi hay tin có người bắt được cá hô là Vinh và các đồng nghiệp nôn nả tới tìm, nhưng khi tới nơi thì cá thường đã bị xẻ thịt bán.

Mọi cố gắng tưởng chừng như thất bại thì không lâu sau nhóm của Vinh bỗng nhận được nguồn tin quan trọng: một hộ chơi cá kiểng ở H.Cái Bè (Tiền Giang) có nuôi được cặp cá hô đất trong ao. Vui mừng khôn xiết, Vinh tìm cách tiếp cận mua cá về nghiên cứu nhưng bị chủ cá cự tuyệt. Nhóm của anh phải theo đuổi, năn nỉ, thuyết phục mãi chủ cá mới xiêu lòng. Bằng quyết tâm của người làm khoa học, Vinh và đồng nghiệp đã đưa 40 cặp cá hô từ ao nuôi về bể nghiên cứu.

Trước đó, không ít người từng cho cá hô sinh sản nhân tạo nhưng không thành công. Vinh cũng không là ngoại lệ. Vừa bắt tay vào nghiên cứu, anh đã gặp phải sự “phản kháng” của cá, như: bỏ ăn, cá cái ôm trứng không chịu đẻ… Lần hồi, Vinh phát hiện tập tính sinh sống, nhu cầu thức ăn… của cá hô. Khi đã hiểu cá, việc thuần dưỡng cho cá đẻ mới bắt đầu nhẹ nhàng. Năm 2008, Vinh đã bảo vệ xuất sắc đề tài thạc sĩ “Một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm nghiên cứu sinh sản cá hô”.

Bảo tồn cá nước ngọt

Từ khi nắm được đặc điểm của cá hô, Vinh và các cán bộ trung tâm đã lai tạo hàng trăm ngàn con cá hô giống cung ứng cho thị trường. Người dân các tỉnh miền Tây háo hức nuôi cá hô thương phẩm vì thịt thơm ngon, giá bán cao so với các loài cá nước ngọt khác. Năm 2010, Trung tâm phối hợp với nhiều nơi thả cá hô con về sông Tiền để tái tạo loài cá tự nhiên này.  

Cá trà sóc đã được nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công

Cá trà sóc đã được nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công

Xong bài toán cá hô, Vinh lại báo cáo thực hiện tiếp đề tài nghiên cứu “Thuần dưỡng, tái tạo và phát triển cá trà sóc”, một loài cá cũng có tên trong sách đỏ Việt Nam. Kinh nghiệm trước đó đã giúp cho Vinh bớt vất vả hơn trong việc tìm nguồn cá trà sóc.  Hơn 78 con cá trà sóc đang tản lạc trong ao nuôi đã được Vinh đem về nuôi và cho sinh sản. Đến năm 2011, tên cá trà sóc và cá hô được chỉnh sửa lại trong sách đỏ vì chúng đã được sinh sản nhân tạo thành công.

Vinh tâm sự trong các loài cá quý, cực nhất là truy tìm cá vồ cờ, loài cá có vây lưng cao vút như cây cờ, mỗi khi bơi vây rẽ nước nhìn như cá mập. Để tìm được loài cá bí ẩn này, Vinh đã đặt đầu mối nhiều nơi, nhưng anh thường nhận được nhiều tin… vịt hơn tin chính xác.  Có khi biết tin, đến tận nơi thì cá vồ cờ đã chết. Bởi vậy 6 năm qua, anh chỉ thu thập được 10 con cá vồ cờ. “Khi nghiên cứu sinh sản thành công, Trung tâm sẽ thả cá con về tự nhiên để bảo tồn. Nhưng vấn đề ở đây là lượng cá vồ cờ rất ít, nên không thể cho sinh sản được. Hiện tượng cận huyết quá cao sẽ làm chúng suy thoái”, Vinh nói.

Vinh cho biết điều anh ray rứt nhất là chuyện ngư dân bắt được các loài cá to đã vội vàng cân bán cho lái. Một con cá hô nặng hàng trăm kí vẫn còn nhiều điều bí ẩn vì cho đến nay, không ai biết chúng sống bao nhiêu năm mới đạt trọng lượng như thế hay cách chúng sống thế nào… Những cá thể quý hiếm ấy rất cần được bảo tồn để phục vụ nghiên cứu.

Thanh niên
Đăng ngày 20/03/2013
thanh dũng
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 16:28 09/05/2025
• 16:28 09/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 16:28 09/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 16:28 09/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:28 09/05/2025
Some text some message..