Cuộc xâm lăng của sứa

Giới chuyên gia cảnh báo loài sứa đang dần kiểm soát các đại dương, và có thể đã quá trễ để ngăn chặn chúng.

sứa ở vùng biển
Một số vụ tấn công của sứa trên các vùng biển trong những năm gần đây - Ảnh: Mailonline

Loài nhuyễn thể này có cấu tạo gồm 95% là nước và chẳng hề có não bộ, nhưng một số chuyên gia đang lo ngại điều này vẫn không thể ngăn sứa đang tiến hành công cuộc xâm lăng toàn cầu. Hồi tuần trước, một trong những lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới là Oskarshamn ở Thụy Điển đã hứng cuộc tấn công của sứa. Hàng tấn sứa lèn chặt vào các ống dẫn nước làm mát cho hệ thống tua bin, buộc các nhà điều hành phải tắt lò phản ứng số 3, theo tờ The Guardian. Các nhà sinh học biển lo ngại hiện tượng trên có thể trở nên phổ biến trong thời gian tới.

Các chuyên gia thế giới cảnh báo rằng loài sinh vật thân mềm trên có thể nguy hiểm hơn vẫn tưởng. Sứa tàn phá các đại dương, đe dọa cuộc sống con người và làm tắc nghẽn các cấu trúc lớn ven biển (như các nhà máy điện hạt nhân). Quan trọng hơn, các nhà khoa học cho rằng đã quá trễ để ngăn chặn chúng. Cuộc nghiên cứu do Đại học British Columbia (Canada) vào năm ngoái phát hiện có sự gia tăng sứa đến 62% tại các vùng biển được khảo sát, bao gồm Đông Á, Hắc Hải, Hawaii và Nam Cực. Loài sứa đang lọt vào tầm ngắm của giới chuyên gia, được gọi là “sứa mặt trăng”, khi kết thành bầy có thể tấn công các nhà máy điện.

Trường hợp ở Thụy Điển không phải là lần đầu tiên sứa tấn công lò phản ứng. Vào năm ngoái, Nhà máy điện hạt nhân Diablo Canyon ở Californnia đã buộc phải ngưng hoạt động lò phản ứng thứ hai sau khi sứa làm nghẽn các ống dẫn nước làm mát. Vào năm 2005, lò phản ứng của Oskarshamn cũng buộc phải nghỉ xả hơi tạm thời vì sứa. Tuy nhiên, loài sứa không đột ngột nổi loạn, mà bắt nguồn từ hoạt động của con người trên các đại dương, theo phân tích của các chuyên gia. Cho đến nay, các hệ sinh thái phức tạp chính là rào cản ngăn chặn sự bùng nổ của sứa. Nhưng sự can thiệp của con người vào các đại dương đã tạo đà phóng cho sự tăng trưởng và khiến dân số sứa bùng nổ đến ngưỡng đe dọa. Rác thải như túi nhựa có thể giết chết những kẻ thù tự nhiên của sứa, như rùa biển. Sứa cũng dùng rác công nghệ để mở rộng hang ổ của chúng. Còn hành động đánh bắt quá mức loài cá trồng, vốn cạnh tranh nguồn thực phẩm với sứa, cũng góp phần làm bành trướng các đàn sứa ở Nam Phi.

Trong cuốn sách Vòi đốt! Sứa và tương lai của các đại dương, tác giả Lisa-ann Gershwin của Đại học Chicago (Mỹ) đã mô tả mối nguy hiểm của loài sứa và cách thức chúng bùng nổ trong điều kiện các hệ sinh thái khác nhau. Phần lớn sự thành công của loài này nằm ở chu kỳ sống của chúng. “Lưỡng tính. Vô tính. Thụ tinh bên ngoài. Sự thụ tinh. Ve vãn và giao phối. Sinh sản phân đôi. Hợp nhất. Ăn thịt đồng loại”, theo Gershwin, đó là những chiêu đang được sứa áp dụng để đẩy mạnh dân số cộng đồng trên các vùng biển. Một loài sứa như Mnemiopsis có thể đẻ trứng lúc 13 ngày tuổi mà không cần phải “đụng chạm” với đối tác. Nó nhanh chóng đẻ được đến 10.000 trứng/ngày, ăn lượng thức ăn gấp 10 lần trọng lượng cơ thể, và mỗi ngày cứ phình to gấp đôi. Một loài sứa khác, sứa “xác sống”, dường như có khả năng bất tử. Khi các phân tử của nó tan rã, tế bào thoát ra và hình thành một con sứa hoàn toàn mới. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong 5 ngày.

Chuyên gia Gershwin ước tính tổn thất có thể là vĩnh viễn: “Tôi cho rằng mình đã đánh giá quá thấp tình trạng nghiêm trọng của hành động hủy hoại đại dương và cư dân của nó mà con người gây ra”. Và kết luận rằng có thể đã quá trễ để ngăn chặn cuộc xâm lăng của sứa.

Báo Thanh Niên, 20/10/2013
Đăng ngày 21/10/2013
hạo nhiên
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Giải pháp năng lượng tái tạo cho các trại nuôi tôm công nghệ cao

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng truyền thống, việc phát triển các giải pháp năng lượng tái tạo trở nên vô cùng quan trọng.

Tấm pin mặt trời
• 10:14 09/04/2025

Sản phẩm phụ của tảo Nannochloropsis có thể thay thế bột cá trong chế độ ăn của cá hồi vân

độ ăn của cá hồi vân Một nghiên cứu mang tính đột phá do các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Santa Cruz dẫn đầu đã chứng minh rằng các loại sản phẩm phụ của tảo Nannochloropsis sp. có thể thay thế hoàn toàn bột cá trong chế độ ăn của cá hồi vân mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, chất lượng dinh dưỡng của loài cá này

Tảo
• 09:00 06/04/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 10:03 27/03/2025

Tiềm năng của nấm sắc tố trong thức ăn thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường, nấm sắc tố và nấm men nổi lên như một lựa chọn đầy hứa hẹn. Những vi sinh vật này không chỉ giúp cải thiện sắc tố của cá mà còn thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể. Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà khoa học tại Đại học Nông nghiệp Athens trên tạp chí Aquaculture International đã khám phá tiềm năng của nấm sắc tố trong nuôi trồng thủy sản, những lợi ích mà chúng mang lại và cơ sở khoa học đằng sau ứng dụng này.

Cá
• 08:00 23/03/2025
• 14:02 13/05/2025
• 14:02 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 14:02 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 14:02 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:02 13/05/2025
Some text some message..