Chi nhánh Điện lực huyện Trần Đề (Sóc Trăng): Tự ý “chia hơi” đường dây do dân đầu tư

Để đảm bảo nguồn điện nuôi tôm công nghiệp, bà Lý Thanh Hà ở ấp Tổng Cáng (xã Liêu Tú, huyện Trần Đề) đầu tư đường dây riêng, nhưng Chi nhánh Điện lực huyện đã tự ý “chia hơi” cho người khác trên đường dây này khiến điện chập chờn gây chết tôm, thiệt hại tiền tỉ…

chia điện
Bà Hà chỉ đồng hồ của ông Thành được điện lực tự ý câu từ đường dây của bà để “chia hơi”.

Theo trình bày của bà Hà, tháng 9.2010, gia đình bà bỏ tiền túi đầu tư đường dây 3 pha để đảm bảo nguồn điện ổn định cho 3 ao nuôi tôm công nghiệp. Bà Hà được điện lực lập hợp đồng mua bán điện phục vụ nuôi trồng thủy sản và căn dặn không cho ai câu thêm; nếu không thất thoát điện, hư hao thiết bị bà Hà tự chịu trách nhiệm. Thế nhưng, 3 tháng sau bà Hà phát hiện ngành điện tự ý câu cho một hộ khác. Bà khiếu nại, Chi nhánh Điện lực Trần Đề thừa nhận sai sót và được khách hàng rộng lượng bỏ qua.

Từ năm 2011 đến nay, bà Hà tiếp tục phát hiện ngành điện mắc vào đường dây của mình nhiều đồng hồ khác khiến điện sụt áp liên tục. Theo biên bản kiểm tra ngày 12.9 của ngành điện, đường dây 3 pha do bà Hà đầu tư có 2 hộ khác sử sụng: Hộ Lưu Quốc Phong (Phó Chủ tịch UBND xã Liêu Tú) và hộ Huỳnh Văn Thành (nguyên Chủ tịch UBND xã Liêu Tú). Cả 3 đồng hồ của 2 hộ này (ông Thành 2 đồng hồ) mắc vào trước nguồn điện, bà Hà sử dụng cuối nguồn nên không đủ điện thế 220V khiến các thiết bị quạt nước, máy bơm không vận hành được. “Không đủ điện khiến ao tôm bị thiếu ôxy, tôm rớt đáy chết trên 10 tấn thiệt hại tiền tỉ. Tôi khẳng định ngành điện đã nhiều lần cố tình tự ý câu đồng hồ của hộ khác vào đường dây của tôi là vi phạm hợp đồng mua bán điện nên phải bồi thường thiệt hại” - bà Hà nêu quan điểm.

Công văn 6001 (ngày 2.10) - do Giám đốc Cty Điện lực Sóc Trăng Huỳnh Minh Hải ký - cũng đã thừa nhận công tác quản lý lưới điện khách hàng đầu tư chưa chặt chẽ, công nhân đấu công tơ của hộ khác vào đường dây của bà Hà. Theo Điều 7 của hợp đồng mua bán điện giữa bà Hà với ngành điện, thì bên mua được cung cấp đủ điện năng đảm bảo chất lượng, được bồi thường thiệt hại do bên bán gây ra. Trong trường hợp này, điện lực đã có lỗi vì tự ý “chia hơi” cho nhiều hộ khác trên đường dây của bà Hà bỏ tiền đầu tư nên ngành điện phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả. Mới đây, bà Hà còn phát hiện điện lực tự ý bấm niêm chì vào nắp đậy cầu dao tổng khiến bà Hà không thể cúp cầu dao khi có nhu cầu sửa chữa điện trong khu nuôi tôm.

Ông Hồ Văn Inh - Chánh thanh tra Sở Công thương Sóc Trăng - xác nhận đã trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra, phản ánh của bà Hà là sự thật. Theo ông Inh, việc làm này của ngành điện không đúng và công văn trả lời của Điện lực Sóc Trăng chưa thuyết phục khách hàng và cơ quan chức năng.

Báo Lao Động, 05/11/2013
Đăng ngày 06/11/2013
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 14:02 09/05/2025
• 14:02 09/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 14:02 09/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 14:02 09/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:02 09/05/2025
Some text some message..