Cần kiên quyết xử lý lấn chiếm đầm Ô Loan

Đầm Ô Loan được Bộ VH-TT-DL công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1996. Thời gian qua, do công tác quản lý chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra nên việc lấn chiếm thắng cảnh này ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt ở khu vực xã An Cư.

Cần kiên quyết xử lý lấn chiếm đầm Ô Loan
Cần kiên quyết xử lý lấn chiếm đầm Ô Loan

Nhiều trường hợp vi phạm

Theo UBND xã An Cư, việc lấn chiếm diện tích mặt nước và bờ đầm Ô Loan để nuôi trồng thủy sản, xây dựng nhà ở trái phép đã diễn ra từ lâu. Ông Tiếu Văn Cừ, Chủ tịch UBND xã An Cư, cho biết: Riêng trong năm 2016, địa phương đã lập biên bản rất nhiều trường hợp lấn chiếm đất đai. Tháng 3/2016, hộ ông Phạm Kim Thành ở thôn Phú Tân 1 đã thuê xe chở đất, đá đổ lên mé đầm Ô Loan để tạo nền nhà. UBND xã yêu cầu hộ ông Thành tháo dỡ nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục. Cũng trong năm 2016, nhiều trường hợp khác như Nguyễn Văn Long, Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Minh Nhân, Bùi Hữu Hạnh, Huỳnh Thị Kim Hoa… đều ở thôn Tân Long đã có hành vi xây dựng nhà, công trình phụ trái phép ở khu vực ven đầm Ô Loan. Các trường hợp vi phạm nêu trên, UBND xã đều lập biên bản nhưng không thể ra quyết định xử phạt vì xử phạt vi phạm đất thắng cảnh cấp quốc gia thuộc thẩm quyền cấp trên.

Công tác quản lý, bảo vệ thắng cảnh cấp quốc gia Đầm Ô Loan của chính quyền các xã ven đầm và cơ quan chủ quản thuộc Sở VH-TT-DL hầu như buông lỏng. Các ngành chức năng không thường xuyên kiểm tra, xử lý nên tình hình vi phạm không những không giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Từ năm 2006, UBND huyện Tuy An đã có chỉ đạo không giao quyền sử dụng mặt nước để làm hồ nuôi tôm trong khu vực đầm Ô Loan. Theo UBND huyện Tuy An, đến nay chỉ có khoảng 70ha mặt nước đầm Ô Loan được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, nhưng thực tế ở khu vực này có hơn 340ha ao, hồ nuôi trồng thủy sản.

Theo người dân ở thôn Phú Tân 1, khi có hộ đổ đất san nền trái phép, UBND xã đều lập biên bản xử lý. Tuy nhiên, đa số hộ vi phạm không chấp hành mà sau đó tiếp tục xây dựng kiên cố hơn. Việc UBND xã An Cư xử lý không nghiêm đối với những người lấn chiếm và xây cất nhà trái phép khiến người dân nơi đây rất bất bình, một số người khác lấy cớ này tiếp tục lấn chiếm. Ông Trương Quang Trung ở thôn Phú Tân 1, cho biết: Vợ chồng tôi được cha mẹ cho một khu đất ven đầm Ô Loan có diện tích gần 200m2 và xây dựng nhà ở từ năm 1997 đến nay. Tuy nhiên, trong hồ sơ xử lý vi phạm của UBND xã An Cư thì diện tích đất của nhà tôi hơn 360m2 là không phù hợp. Nếu giải tỏa, Nhà nước cần xem xét cấp đất ở cho dân và có chính sách hỗ trợ để các hộ dân bị giải tỏa có cuộc sống ổn định.

Sớm giải quyết tồn tại

Ông Hoàng Ngọc Mùi, Trưởng Phòng TN-MT huyện Tuy An, cho biết: Theo thống kê, tại xã An Cư có 572 trường hợp lấn chiếm đất đai, trong đó có 113 trường hợp lấn chiếm đầm Ô Loan. Khó khăn nhất hiện nay đối với các trường hợp này là khung xử phạt rất cao, hơn 30 triệu đồng (thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh) nên UBND xã và huyện gặp khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả để tháo dỡ công trình. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, Phòng TN-MT đã phối hợp với UBND xã An Cư rà soát. Qua đó nhận thấy có 129 trường hợp phù hợp với quy hoạch, nằm xen kẽ trong khu dân cư, có thể cho phép làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thu tiền và chuyển mục đích sử dụng. Đối với các trường hợp lấn chiếm đất do xã quản lý, đề nghị UBND huyện giao cho Phòng TN-MT phối hợp với xã An Cư kiểm tra, rà soát hồ sơ địa chính, xem xét quy hoạch sử dụng đất để có cơ sở cho phép tồn tại hoặc kiên quyết xử lý bằng hình thức cưỡng chế tháo dỡ.

Theo UBND huyện Tuy An, huyện đã kiến nghị Sở VH-TT-DL phối hợp với địa phương lập hồ sơ các hộ vi phạm tham mưu UBND tỉnh ra quyết định xử lý vi phạm hành chính để có cơ sở xử lý các bước tiếp theo. Tuy nhiên, UBND tỉnh có văn bản giao địa phương tiếp tục vận động các hộ dân tự giác tháo dỡ những công trình vi phạm để trả lại mặt bằng cho thắng cảnh Đầm Ô Loan. Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An, cho biết: Huyện đã có chủ trương, những diện tích của các hộ dân nằm liền kề trong khu dân cư được xã quy hoạch theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng đất để người dân sống ổn định. Đối với những diện tích lấn chiếm nhưng không phù hợp với quy hoạch cũng như khu vực 1 của đầm Ô Loan cần phải được bảo vệ nguyên trạng thì địa phương và các ngành chức năng sẽ kiên quyết buộc tháo dỡ.

UBND huyện đang chỉ đạo Phòng TN-MT phối hợp với các xã ven đầm Ô Loan rà soát kỹ các diện tích lấn chiếm có phù hợp với quy hoạch của địa phương hay không, nếu phù hợp sẽ xem xét cho phép làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thu tiền và chuyển mục đích sử dụng. Thời gian tới, UBND huyện Tuy An tiếp tục phối hợp với Sở VH-TT-DL tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo hướng xử lý các trường hợp vi phạm. 

Báo Phú Yên
Đăng ngày 31/05/2017
Anh Ngọc
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 20:07 07/05/2025
• 20:07 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 20:07 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 20:07 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:07 07/05/2025
Some text some message..