Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
Mối quan hệ cộng sinh giữa cá ngọc trai và hải sâm.Ảnh: Live Science

Một mối quan hệ cộng sinh hấp dẫn

Cá ngọc trai (tên tiếng Anh là Pearlfish) sở hữu hình dáng cơ thể thon dài khoảng chừng 15,2cm. Với bề mặt da nhẵn không vảy và có màu trong mờ nên loài cá này được gọi là cá ngọc trai.

Chúng thường sống ở độ sâu tới 2000m tại Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 

Loài cá có tên gọi xinh đẹp này là loài rất dễ tổn thương bởi dường như xung quanh chúng lúc nào cũng có rất nhiều “cặp mắt” chực chờ và rình rập.

Để sinh tồn, loài cá này tận dụng ưu thế hình thể để thực hiện những “phi vụ đen tối” với một sinh vật khác mà “kẻ được chọn” chính là hải sâm.

Hải sâm (tên tiếng Anh là Sea cucumber) hay còn gọi là dưa chuột biển có hình dáng trông giống như một cái ống cỡ đại có một đầu (miệng) hút cát và một phần cuối (hậu môn) để tiêu hóa và hô hấp. Hầu hết thời gian, chúng nằm ở đáy đại dương để kiếm ăn.

Để chui tọt vào “hầm trú ẩn”, cá ngọc trai sẽ phải chớp lấy thời cơ ngay lúc hải sâm đang “xả” chất thải hay hô hấp bằng cách lấy nước qua hậu môn để chui vào cơ thể hải sâm thông qua hậu môn. Và chúng sẽ ở đó cho đến khi màn đêm buông xuống.

Trên thực tế, đây được đánh giá là một mối quan hệ cộng sinh hấp dẫn vì cả hai sinh vật đều có lợi:

- Về phía cá ngọc trai, nhờ lẩn trốn bên trong cơ thể của hải sâm, cá ngọc trai được bảo vệ khỏi nguy hiểm từ các kẻ săn mồi cũng như sự biến động của môi trường khắc nghiệt.

- Về phía hải sâm, sự tồn tại của cá ngọc trai bên trong cơ thể mà những ký sinh trùng hay mảnh vụn chất thải được loài cá này “dọn dẹp”. Điều này góp phần cải thiện sức khỏe của hải sâm.

Cá ngọc trai

Cá ngọc trai rất thích xây “hầm trú ẩn” trong cơ thể hải sâm. Ảnh:fishesofaustralia.net.au

Tại sao cá ngọc trai lại chọn cơ thể hải sâm làm nơi trú ẩn?

Có rất nhiều nguyên nhân để mối quan hệ cộng sinh có phần kỳ quặc này diễn ra. Trong số đó, có thể kể đến một vài điểm nổi bật như: 

Thứ nhất, hải sâm không phải thức ăn của hầu hết các loài động vật săn mồi; do đó, lẩn tránh trong cơ thể của hải sâm sẽ giúp cá ngọc trai an toàn. 

Thêm nữa, lợi dụng tính cách thụ động và có vẻ hiền lành của hải sâm mà nhiều con cá ngọc trai sẽ “giở trò” bằng cách ở lì trong đó và chỉ chịu ra ngoài khi kiếm ăn hay chia sẻ chỗ trú ẩn này với đồng loại của chúng.

Trong nhiều trường hợp, hải sâm cũng vô cớ bị tấn công và có nguy cơ bị mất nội tạng hay tuyến sinh dục. Mặc dù loài hải sâm có khả năng tự đào thải để tống cá ngọc trai ra ngoài và kèm theo cả nội tạng rồi sau đó lẩn trốn. Sau khoảng 20 ngày, hải sâm sẽ tái tạo nội tạng mới.

Dĩ nhiên không phải loài hải sâm nào cũng khoan nhượng và chấp nhận thỏa hiệp với cá ngọc trai. Do đó, chúng đã tiến hóa một bộ răng ở hậu môn để trực tiếp thông báo với những chú cá “cư trú bất hợp pháp” rằng chúng đã bị cấm cửa hoàn toàn.

Thoạt đầu, mối quan hệ cộng sinh này có vẻ khá bất thường; tuy nhiên, đây là kết quả của quá trình thích nghi tiến hóa. Nhờ có đó mà cả cá ngọc trai và hải sâm đều có các đặc điểm giúp chúng tăng cường khả năng tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường ngày càng biến đổi.

Đăng ngày 04/10/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Cá Tetra Neon - Viên ngọc rực rỡ giữa thế giới thủy sinh

Cá Tetra Neon (Paracheirodon innesi) là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trong giới chơi thủy sinh. Với cụm màu sắc sạo và đường sạc xanh neon rực rỡ trên cơ thể, chúng giúp bể cá trở nên sống động và hút mắt. Hãy cùng khám phá vể loài cá tuy nhỏ bé nhưng đầy sức quyến rũ này!

Cá Tetra Neon
• 09:00 12/04/2025

Những tỉnh thành tiềm năng phát triển thương hiệu cua biển Việt Nam

Không chỉ là món ăn khoái khẩu trên bàn tiệc, cua biển đang trở thành một ngành hàng tiềm năng, mang đậm bản sắc vùng miền và giá trị kinh tế cao.

Cua
• 10:09 11/04/2025

Một số loài cá cảnh đẻ trứng mà bạn có thể không biết

Trong thế giới thủy sinh đầy màu sắc, chúng ta thường bắt gặp những loài cá dễ nuôi, dễ sinh sản như cá bảy màu, cá molly, hoặc cá swordtail – những loài đẻ con trực tiếp.

Bể cá
• 09:48 11/04/2025

INFOGRAPHIC: Xuất khẩu thủy sản quý I/2025

Quý I năm 2025 ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với nhiều thị trường trọng điểm phục hồi mạnh mẽ và các mặt hàng chủ lực lấy lại đà tăng trưởng.

Xuất khẩu thủy sản quý I 2025
• 09:36 10/04/2025
• 14:13 04/05/2025
• 14:13 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 14:13 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 14:13 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:13 04/05/2025
Some text some message..