Cả làng giữ đầm để đòi bồi thường

Dân làng cho rằng địa phương bồi thường cho một cá nhân là sai vì đây là tài sản chung của dân làng.

tập trung ra đầm
Người dân trong làng tập trung ra đầm để yêu cầu địa phương làm rõ việc bồi thường khi làm dự án. Ảnh: TĐ

Gần một tháng nay, hơn 3.000 người dân ở làng Kinh Triều (xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) thay nhau ra ở trên một khu đất đầm khoảng 103 ha tại đầm Chấu (thuộc đảo Vũ Yên). Họ cho rằng khu đất đầm cùng những tài sản trên đó là do dân làng kiến tạo. Tuy nhiên, khi làm dự án, huyện lại lên phương án bồi thường cho một cá nhân khiến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đầm do làng tạo lập

Theo trình bày của trưởng làng, ông Nguyễn Hữu Quanh và những người dân: Năm 1941, những người dân trong làng đã quai đê, khoanh vùng khai thác đánh bắt thủy hải sản tại đầm Chấu. Năm 1964, công trình cơ bản hoàn thành. Hằng năm người dân vẫn làm công tác tăng cường gia cố tu bổ thân đê để tăng độ chắc chắn.

Sau đó, công trình đầm Chấu được HTX Đà Nẵng, thôn Kinh Triều khai thác sử dụng. Năm 1998, chuyển đổi mô hình kinh tế, HTX Đà Nẵng được cộng đồng dân cư làng Kinh Triều giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp Kinh Triều quản lý, khai thác. Nguồn lợi thu được từ việc khai thác sản xuất, kinh doanh khu đất đầm sau khi trừ các khoản dịch vụ và nghĩa vụ thuế được dùng xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ dân làng Kinh Triều và hỗ trợ một phần mai tang phí khi người dân làng Kinh Triều qua đời. Việc này được thể hiện trong tất cả nghị quyết của Đảng bộ xã Thủy Triều và trong quyển hương ước của làng Kinh Triều (được chủ tịch UBND xã Thủy Triều và phó chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên xác nhận).

Bồi thường sai đối tượng

Ngày 13-5, huyện Thủy Nguyên ra quyết định (số 1822) thu hồi 103 ha đất nuôi trồng thủy sản đầm Chấu để thực hiện dự án. Tại thời điểm huyện ra quyết định thì 103 ha đất trên đang được HTX dịch vụ nông nghiệp Kinh Triều cho hộ xã viên Nguyễn Văn Hai thuê, thầu lại để nuôi trồng thủy sản (có hợp đồng thuê thầu). Tuy nhiên, khi bồi thường thì huyện lại chi trả cho ông Hai.

Ông Hai thừa nhận: “Tôi đã nhận đủ 19 tỉ đồng tiền bồi thường của UBND huyện Thủy Nguyên nên dự án mới được tiến hành trên đó”.

Cũng theo bản phương án bồi thường cho hộ ông Nguyễn Văn Hai thì toàn bộ tài sản trên khu đầm bao gồm hàng trăm loại tài sản kiên cố như cống nước thông đầm, cống nước xây đá, mộ đất, đất vật lập… đều được xác định là của ông Hai.

Đại diện dân làng cho rằng: “Quá trình thi hành quyết định này không được sự đồng tình, nhất trí của người dân trong làng Kinh Triều. Việc bồi thường không đúng đối tượng. Việc bàn giao tài sản chúng tôi thấy lén lút, mờ ám… Chính vì vậy xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp Kinh Triều và cộng đồng dân cư làng Kinh Triều tự tập trung tổ chức ra đầm để trông coi và bảo vệ tài sản của mình. Mong chính quyền địa phương có một phương án giải quyết rõ ràng để người dân rút lều, trại về làm ăn yên ổn…”.

Đại diện huyện trả lời không rõ ràng

Sáng 15-12, Pháp Luật TP.HCM đã có buổi làm việc với UBND huyện Thủy Nguyên về vấn đề trên. Chủ tịch UBND huyện cử ông Lê Anh Thân, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thủy Nguyên, làm việc với PV.

Chúng tôi đặt câu hỏi: Căn cứ vào đâu Trung tâm Quỹ đất cũng như Phòng TN&MT huyện Thủy Nguyên lên phương án bồi thường cho hộ ông Nguyễn Văn Hai? Tại sao trong quyết định thu hồi đất của UBND huyện Thủy Nguyên do chủ tịch UBND huyện ký là thu hồi 103 ha đất nuôi trồng thủy sản (đất nông nghiệp) nhưng khi giải thích với bà con làng Kinh Triều thì phó chủ tịch huyện - ông Nguyễn Huy Hoàng lại cho rằng đây là đất có nguồn gốc bãi bồi ven sông, không thuộc quỹ đất nông nghiệp thực hiện giao quản lý lâu dài? Vấn đề xác định chủ kiến tạo nên tài sản đất và chủ sử dụng có làm công khai và rõ ràng trước khi lên phương án bồi thường chưa?

Tuy nhiên, ông Lê Anh Thân cho rằng PV “áp đặt” những câu hỏi cho ông Thân nên ông Thân không làm rõ vấn đề. PV hai lần đề nghị ông Thân nói rõ các căn cứ nhưng ông Thân vẫn chỉ xoay quanh vấn đề: “Chúng tôi không phủ nhận 103 ha đất đầm Chấu là đất nông nghiệp. Đất này có nguồn gốc đất bãi bồi ven sông”. Những vấn đề khác, ông Thân không trả lời!

Báo Pháp luật TPHCM, 16/12/2015
Đăng ngày 17/12/2015
Đăng Tuyền
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 17:12 07/05/2025
• 17:12 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 17:12 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 17:12 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:12 07/05/2025
Some text some message..