Cá hố: Loài cá được mệnh danh là “Cá biển mình rồng”

Cá hố được rất nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng, bởi đây là loài cá mang hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Ở nước ta, cá hố chính là một trong những “đặc sản xuất ngoại”.

Cá hố
Cá hố là đối tượng thủy sản được nhiều quốc gia yêu thích. Ảnh: canghaisan.com

Một số đặc điểm sinh học của cá hố 

Cá hố (tên tiếng Anh là Largehead hairtail) thuộc loài cá dữ và có tập tính sống theo đàn. Chúng còn có một số tên gọi khác: Cá đao, cá hố đầu rộng. Loài cá này phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên thế giới. Tại Việt Nam, cá hố tập trung ở vùng biển miền Trung, từ Quảng Bình xuống Quy Nhơn, Quảng Ngãi,...  

Loài cá này ưa sống ở những nơi có độ sâu từ 40 - 50 sải tay. Chúng chỉ nổi lên khi kiếm ăn hay khi vào mùa sinh sản. Thông thường, chúng chỉ kiếm thức ăn vào ban ngày và trở lại tầng đáy khi đêm xuống. Thức ăn chủ yếu của cá hố là những động vật nhỏ hơn: Tôm, mực, cá và các nhuyễn thể. Càng trưởng thành, chúng càng có xu hướng ăn thịt đồng loại của mình. 

Cá hốCá hố có màu sắc rất đặc biệt. Ảnh: docnhanh.vn

Nhiều người cho rằng cá hố có hình dáng bên ngoài khá giống dạng lươn. Tuy nhiên, khi quan sát gần thì loài cá này có những điểm đặc sắc riêng. Chẳng hạn, cá hố là loài không có vảy, không có vây bụng và sở hữu vây đuôi rất nhỏ. Khi còn sống, toàn thân cá hố có màu xanh lam rất sáng mà nhiều người hay liên tưởng đến như màu thép có ánh bạc. Do đó, danh xưng “cá biển mình rồng” đã được trao cho loài cá có vẻ ngoài bắt mắt này. 

Cá hố có thân vừa dài (chiều dài trung bình từ 60–90 cm), vừa dẹt một bên tựa như một cái dải lưng quần. Khi trưởng thành, cá hố thường có chiều dài trên dưới 1m, nặng từ 0,8-2kg. 

Đặc biệt, ở cá hố còn có vây lưng rất dài gồm 10-11 tia cứng, phần thứ hai của vây lưng là 1 tia cứng cùng 27-30 tia mềm và một chiếc vây ngực ngắn. Loài cá này có mồm nhọn nhô ra phía trước, mắt hơi to, miệng rộng có nhiều răng tách biệt thành răng lớn và răng nhỏ ở cả hai hàm. 

Không giống màu sáng ánh bạc trên thân, các phần còn lại của cá hố như: Phần bụng, vây ngực, vây bụng, vây đuôi đều có màu sẫm hơn. Khi cá chết, màu sắc dần chuyển sang xám bạc. 

Loài cá giàu tiềm năng kinh tế 

Theo FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc), sản lượng đánh bắt của cá hố được ghi nhận là hơn 1,3 triệu tấn trong năm 2009. Đến nay, cá hố vẫn là một trong những đối tượng thủy sản được đánh bắt nhiều nhất. 

Cá hố phơi khôNghề làm khô cá hố đang rất phổ biến. Ảnh: danviet.vn

Ở Việt Nam, cá hố là đặc sản của các tỉnh miền Trung và còn trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều ngư dân tại nước ta. Nguyên nhân được cho là thịt của cá hố có vị ngọt, bùi lại không có xương dăm nên được rất nhiều người lựa chọn để chế biến thức ăn cho gia đình, kể cả trẻ em hay người lớn tuổi đều có thể yên tâm thưởng thức loài cá này.

Trong cá hố có nhiều thành phần dinh dưỡng có thể kể đến như: DHA, protein, axit béo và một số vitamin gồm vitamin A, vitamin E và nhiều khoáng chất khác. Nhờ đó, khi tiêu thụ cá hố với chế độ hợp lý, người ăn sẽ có thể tăng cường sức khỏe, trí não cũng như hỗ trợ giảm cân, chống lão hóa và tăng cường thị lực. 

Dù có bảng thành phần dưỡng chất dồi dào, nhưng giá bán của cá hố không quá đắt đỏ. Nếu thu mua tại biển, cá hố loại lớn có giá khoảng 60.000 đồng/kg. Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá cá hố tươi dao động trên dưới 200.000 đồng/kg. 

Cá hốCá hố là đối tượng thủy sản được nhiều quốc gia yêu thích. Ảnh: canghaisan.com

Như vậy, nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao, giá thành tương đối rẻ, cách chế biến đa dạng từ cá hố tươi đến cá hố khô và cá hố một nắng mà loài cá này rất “được lòng” một số thị trường quốc tế như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,... Trong tương lai, loài cá này được dự đoán sẽ còn mang nhiều giá trị kinh tế hơn, cả ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

Đăng ngày 23/11/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Cá Tetra Neon - Viên ngọc rực rỡ giữa thế giới thủy sinh

Cá Tetra Neon (Paracheirodon innesi) là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trong giới chơi thủy sinh. Với cụm màu sắc sạo và đường sạc xanh neon rực rỡ trên cơ thể, chúng giúp bể cá trở nên sống động và hút mắt. Hãy cùng khám phá vể loài cá tuy nhỏ bé nhưng đầy sức quyến rũ này!

Cá Tetra Neon
• 09:00 12/04/2025

Những tỉnh thành tiềm năng phát triển thương hiệu cua biển Việt Nam

Không chỉ là món ăn khoái khẩu trên bàn tiệc, cua biển đang trở thành một ngành hàng tiềm năng, mang đậm bản sắc vùng miền và giá trị kinh tế cao.

Cua
• 10:09 11/04/2025

Một số loài cá cảnh đẻ trứng mà bạn có thể không biết

Trong thế giới thủy sinh đầy màu sắc, chúng ta thường bắt gặp những loài cá dễ nuôi, dễ sinh sản như cá bảy màu, cá molly, hoặc cá swordtail – những loài đẻ con trực tiếp.

Bể cá
• 09:48 11/04/2025

INFOGRAPHIC: Xuất khẩu thủy sản quý I/2025

Quý I năm 2025 ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với nhiều thị trường trọng điểm phục hồi mạnh mẽ và các mặt hàng chủ lực lấy lại đà tăng trưởng.

Xuất khẩu thủy sản quý I 2025
• 09:36 10/04/2025
• 03:57 08/05/2025
• 03:57 08/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 03:57 08/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 03:57 08/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:57 08/05/2025
Some text some message..