Cá bông lau không về nữa! Cá bỏ xứ đi biệt rồi!

Ngày xưa cứ tới mùa cá bông lau, bà con ở cù lao Tân Lộc (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) lại rôm rả kể chuyện đánh bắt loài cá đặc sản nổi tiếng của sông nước Mekong. Đáng tiếc mấy năm gần đây, không khí đánh bắt cá bông lau không còn nhộn nhịp như xưa. Mùa cá bông lau Canh Tý 2020 chỉ còn có vài ghe xuồng ra khơi…

Sông quê.
Cá thời mà cá bông lau về đầy sông chỉ còn trong ký ức. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.

Anh Nguyễn Văn Bảy, ngư dân ở bãi Xóm Câu (nay thuộc khu vực Phước Lộc, phường Tân Lộc), gắn bó với nghề săn cá bông lau trên 20 năm, chia sẻ: “Gần đây cá bông lau mỗi năm một ít. Từ trước Tết đến mùng 10 tháng Giêng mà cả bãi Xóm Câu chỉ lưới được 2 con…”.

Bông lau là loài cá da trơn, tên khoa học Pangasius Krempfy, thuộc chi cá tra (Pangasius), loài di trú và là đặc sản của dòng Mekong. Loại cá này, con to có thể nặng trên 10kg, thân hình mới nhìn giống như cá ba sa hoặc cá dứa nhưng dáng thon, dài, da trắng mịn, nổi bông phấn, khi gặp ánh nắng mặt trời, màu sắc ánh lên rất đẹp.    

Là loài cá di trú, chúng thích sống ở sông sâu, dòng chảy mạnh hoặc gần các cửa biển và một số nơi cuối dòng Mekong. Đặc biệt trên đoạn sông Hậu chảy ngang qua cù lao Tân Lộc là nơi xuất hiện nhiều cá bông lau. Vì đây là loài cá mỗi năm chỉ xuất hiện một lần nên bà con ngư dân ai cũng náo nức mong tới mùa đánh bắt. Từ hơn nửa thế kỷ qua, tại cù lao Tân Lộc đã hình thành nhiều bãi đánh bắt cá bông lau, trong đó nổi tiếng nhất là bãi Xóm Câu, khu vực Phước Lộc.           

Mùa cá bông lau đến không cùng lúc. Có nơi đến sớm từ trước Tết cho đến tháng 2 âm lịch như ở An Giang, Cần Thơ, rộ nhất là những ngày nước rong. Anh Nguyễn Văn Bảy cho biết, hằng năm cá xuất hiện từ cuối tháng Chạp cho đến tháng 2 - 3 âm lịch. Đây là thời điểm rộn ràng, tất bật nhất của Xóm Câu với hơn 30 xuồng ghe sẵn sàng buông lưới. Tuy nhiên, đó là chuyện của 5-10 năm về trước...

Ông Đỗ Hữu Khoan (Út Giáo) đã nhiều đời sống trên cù lao Tân Lộc cho biết, nghề đánh bắt cá bông lau ở Tân Lộc đã ra đời cách nay ít nhất cũng 60 năm, thịnh nhất là những năm 1970-1972. Lúc đầu người ta đánh bắt bằng giăng câu nên mới gọi là Xóm Câu, còn bây giờ là đánh bắt bằng lưới.

Hồi trước, đến mùa cá bông lau, cứ 2 người 1 ghe, thường là vợ chồng hoặc cha con, theo dõi từng con nước để kịp thời chạy ghe ra sông thả lưới. Anh Đặng Minh Tân chuyên sống bằng nghề lưới cho biết, tới mùa cá bông lau, anh em gác bỏ mọi công ăn việc làm ăn để tập trung cho mùa đánh bắt. Đêm nào gió chướng mạnh, có người dính 5-7 con, thu về bạc triệu dễ dàng. Cách nay 5 năm, mỗi lần đi lưới, vợ chồng anh kiếm 10-15 ký cá là bình thường. Vậy mà năm nay, suốt gần nửa tháng đương đầu với sóng gió chỉ lưới được một con duy nhất nặng 7,5kg, bán với giá 280.000đ/kg. Còn bạn bè anh thì sáng nào cũng về xuồng không.

Cách nay khá lâu, một lần đến Tân Lộc, lúc mặt trời vừa tắt hẳn, dòng sông tối sầm lại, chúng tôi đã thuê chiếc xuồng máy bám sát theo ghe lưới của vợ chồng anh Đỗ Văn Hòa, 56 tuổi, một “chuyên gia” đánh bắt cá bông lau. Anh chia sẻ với chúng tôi: Loài cá bông lau “kỳ bí” lắm, có những đêm cả dòng sông này chẳng ai đánh bắt được một con; lại có đêm, người nào cũng trúng 5-7 con. Có người may mắn dính cá to 9-10 ký, cả xóm đều mừng như trúng số. Khoảng 10 năm trước, một người lưới giỏi, mỗi mùa cá bông lau có thể thu nhập trên 50 triệu đồng. Nhưng nay thì cá càng ngày càng ít, nhiều đêm thức trắng nhưng chẳng được con nào.

Nay thì anh Nguyễn Văn Bảy và anh Đặng Minh Tân, những người gắn bó với Xóm Câu, từng vui buồn với anh em trong nghề hạ bạc, buồn bã than: “Cá bông lau không về nữa. Cá bỏ xứ đi biệt rồi! Anh em tui buộc lòng phải gác lưới đi tìm nghề khác mưu sinh”.

Không chỉ riêng ở Tân Lộc mà những nơi nổi tiếng nhiều cá bông lau như Vàm Nao (An Giang), Lai Vung (Đồng Tháp), Đại Ngãi và Cù Lao Dung (Sóc Trăng)… cá cũng không về nhiều. Nhiều người cho rằng nguyên nhân chính là do tác động của biến đổi khí hậu, làm ảnh hưởng đến nguồn nước, môi trường sinh thái, đặc biệt là dòng chảy từ thượng nguồn bị ngăn chặn nên cá thiên nhiên không còn sinh sôi nẩy nở…

Những năm gần đây, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đã sản xuất được cá bông lau nuôi ao hồ nhưng vẫn có nhiều người  chỉ muốn thưởng thức cá thiên nhiên. Do vậy mà giá cá bắt được trên sông càng ngày càng tăng cao, nhất làm năm nay, giá cá bông lau tại các chợ Long Xuyên, Châu Đốc, Thốt Nốt, Lai Vung, Sóc Trăng đạt mức kỷ lục 400.000-500.000 đồng/kg, cao gấp 2 lần cùng thời điểm năm rồi. Nhưng mà giá cao mà làm gì, khi con cá bông lau đã không còn về nữa!

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 17/02/2020
Hoài Phương
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 09:32 13/05/2025
• 09:32 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 09:32 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 09:32 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:32 13/05/2025
Some text some message..