Bình Định: Triển khai Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2025

Bình Định là tỉnh có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ với tổng diện tích 1.939,5 ha, chủ yếu tập trung tại thị xã Hoài Nhơn, các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn với nhiều hình thức như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến.

Tôm giống
Bình Định triển khai Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2025. Ảnh: NT

Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương và người nuôi tôm tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đảm bảo cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao thông qua việc ban hành Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2025 tại tỉnh Bình Định, cụ thể như sau: 

1. Đối với vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao 

Với tổng diện tích 45,4 ha, nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, mật độ: 300 - 500 con/m2, với 3 vụ/năm.

- Vụ 1: Từ ngày 01 tháng 3 đến cuối tháng 5; 

- Vụ 2: Từ ngày 01 tháng 7 đến cuối tháng 9; 

- Vụ 3: Từ ngày 01 tháng 11 đến cuối tháng 1 năm sau.

2. Đối với vùng nuôi tôm trên cát 

Với tổng diện tích 97,6 ha, tập trung tại các vùng nuôi tôm trên cát của huyện Phù Cát, Phù Mỹ.

- Vụ chính: Nuôi chuyên tôm thẻ chân trắng, mật độ: 100 - 150 con/m2, hình thức nuôi tôm thâm canh. Nuôi 2 vụ chính/năm. 

+ Vụ 1: Từ ngày 01 tháng 02 đến cuối tháng 4; 

+ Vụ 2: Từ ngày 01 tháng 10 đến cuối tháng 12.

- Vụ phụ: Thời gian nuôi từ ngày 01 tháng 6 đến cuối tháng 8, hình thức nuôi chuyên tôm, mật độ: 60 - 100 con/m2.

3. Đối với vùng nuôi tại đầm phá, cửa sông

Với tổng diện tích 1.796,5 ha, trong đó: 

- Vùng cao triều đầm phá, cửa sông có cơ sở hạ tầng tương đối tốt có diện tích 374,2 ha, nuôi tôm thẻ chân trắng Thâm canh - bán thâm canh, với 2 vụ/năm (1 vụ chính và 1 vụ phụ).

+ Vụ chính (vụ 1): Mật độ 80 - 100 con/m2 (riêng đối với vùng nuôi tôm xã Hoài Mỹ, xã Hoài Hải, phường Hoài Hương cở sở hạ tầng được đầu tư cơ bản tốt hơn, vụ 1 mật độ 100 - 120 con/m2).

+ Vụ phụ (vụ 2): Mật độ 60 - 80 con/m2.

- Vùng nuôi có cơ sở hạ tầng yếu kém, không đảm bảo nuôi theo hình thức thâm canh-bán thâm canh với diện tích 1.422,3 ha, nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến thân thiện môi trường (nuôi tổng hợp) với các đối tượng nuôi như tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng kết hợp với cua, cá (Dìa, Chua, Rô phi,...). 

- Thời gian thả nuôi từ ngày 01 tháng 3 đến cuối tháng 9, theo phương thức đánh tỉa thả bù. Mật độ thả nuôi: Tôm sú ≤ 10 con/m2 hoặc tôm thẻ chân trắng ≤ 20 con/m2; cá ≤ 0,1 con/m2; cua ≤ 0,2 con/m2. Riêng các tiểu vùng nuôi sinh thái rừng ngập mặn, mật độ thả cua ≤ 0,5 con/m2.

Một số biện pháp kỹ thuật cần lưu ý

Tạo màu nướcNgười nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản

- Nhân rộng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học, áp dụng các biện pháp nuôi tôm kết hợp với thủy sản khác (cá Rô phi, cá Chua, cá Dìa,…) nhằm hạn chế dịch bệnh.

- Đối với con giống trước khi thả nuôi: nguồn giống nhập tỉnh phải được cấp Chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý địa phương nơi xuất bán; nguồn giống trong tỉnh phải được kiểm tra, xét nghiệm đảm bảo con giống sạch bệnh.

- Người nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng với điều kiện nuôi hiện nay.

- Tùy theo điều kiện cụ thể từng vùng, các địa phương (huyện, thị xã, thành phố) có thể hướng dẫn điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp và nằm trong khung mật độ hướng dẫn của Lịch thời vụ. 

- Trước khi thả nuôi thương phẩm, người nuôi nên ương tôm từ 20 - 30 ngày (tôm thẻ chân trắng, ương từ cỡ giống PL12; tôm sú, ương từ cỡ giống PL15). Thời gian ương tôm giống được tính trong thời gian nuôi thương phẩm của Lịch thời vụ.

- Đối với các vùng, khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hiện nay như Biofloc, Semi-Biofloc…

Đăng ngày 25/02/2025
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 19:49 02/05/2025
• 19:49 02/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 19:49 02/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 19:49 02/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:49 02/05/2025
Some text some message..