Bình Định: Tăng cường thực hiện đăng ký/cấp Giấy xác nhận đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

Vừa qua, Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT Bình Định) đã phối hợp với UBND xã Nhơn Hội triển đăng ký xác nhận nuôi trồng thủy sản, đối tượng chủ lực cho 67 hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã.

Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản

Bình Định là 1 tỉnh ven biển miền Trung với chiều dài bờ biển trên 134 km và có 03 đầm Trà Ổ, Thị Nại, Đề Gi với tổng diện tích gần 8.000 ha, hơn 164 hồ chứa và 04 con sông lớn. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản với các hình thức ngọt, lợ, mặn. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2023 là 4.544 ha, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ là 2.284 ha. Sản lượng NTTS toàn tỉnh 13.406 tấn, trong đó sản lượng tôm nước lợ 9.538 tấn. 

Ông Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản cho biết đến nay Bình Định đã cấp 646 Giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng/bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực. Trong đó, có 645 Giấy xác nhận đối với cơ sở nuôi tôm Thẻ chân trắng/Sú thương phẩm (chiếm 25,6% tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh) và 01 Giấy xác nhận đối với cơ sở nuôi cá lồng trong hồ chứa với thể tích là 21.600 m3 (chiếm 35% tổng thể tích nuôi lồng nước ngọt cả tỉnh).  

Nhơn Hội là một xã bán đảo thuộc thành phố Quy Nhơn, nằm ven đầm Thị Nại. Phần lớn dân cư ở địa phương sinh sống bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. Toàn xã có 121 tàu khai thác thủy sản với tổng công suất 4.235 CV và 97 hộ nuôi nuôi trồng thủy sản ( 82 hộ nuôi tôm, 15 hộ nuôi cá mú) với diện tích 62,9 ha. Sản lượng đạt được năm 2023 đạt 139 tấn. Trong đó có 67 hộ/32,83 ha thuộc diện phải đăng ký cấp Giấy xác nhận đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (tôm thẻ chân trắng, tôm sú) theo Luật Thủy sản năm 2017. 

Nuôi cá lồng bèĐể đăng ký đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực, hồ sơ đăng ký phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản. Ảnh: daidoanket

Để bảo đảm công tác thực hiện đăng ký và cấp Giấy xác nhận đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (tôm thẻ chân trắng, tôm sú) đạt hiệu quả, tại buổi làm việc, bà con ngư dân đã được cán bộ Chi cục Thủy sản hướng dẫn đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực theo Quy định tại Điều 36 Nghị định 26/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Hồ sơ đăng ký bao gồm đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; 

Theo đó để đơn giản hoá thủ tục hành chính về đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, Chi cục Thủy sản cũng đã hướng dẫn chi tiết: Đối với trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xác nhận bằng văn bản khu vực nuôi nằm trong khu vực được phép nuôi trồng thủy sản;

Tôm thẻ chân trắngTôm thẻ chân trắng, tôm đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực. Ảnh: Tép Bạc

Đối với trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa sang tên, đổi chủ, người dân nêu rõ trong đơn về quyền sử dụng hợp pháp của người đăng ký nuôi trồng thủy sản đối với khu vực đất đăng ký để nuôi trồng thủy sản và chịu toàn bộ trách nhiệm nếu xảy ra tranh chấp. Đối với trường hợp giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng, địa phương ban hành văn bản đề nghị ngân hàng trên địa bàn quản lý có nhận thế chấp giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất cho photocopy để hỗ trợ người dân. 

Được biết theo kế hoạch, sau ngày 31/03/2024, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/05/2019 của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. 

Đăng ngày 10/03/2024
Ái Trinh @ai-trinh
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Cá Tetra Neon - Viên ngọc rực rỡ giữa thế giới thủy sinh

Cá Tetra Neon (Paracheirodon innesi) là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trong giới chơi thủy sinh. Với cụm màu sắc sạo và đường sạc xanh neon rực rỡ trên cơ thể, chúng giúp bể cá trở nên sống động và hút mắt. Hãy cùng khám phá vể loài cá tuy nhỏ bé nhưng đầy sức quyến rũ này!

Cá Tetra Neon
• 09:00 12/04/2025

Những tỉnh thành tiềm năng phát triển thương hiệu cua biển Việt Nam

Không chỉ là món ăn khoái khẩu trên bàn tiệc, cua biển đang trở thành một ngành hàng tiềm năng, mang đậm bản sắc vùng miền và giá trị kinh tế cao.

Cua
• 10:09 11/04/2025

Một số loài cá cảnh đẻ trứng mà bạn có thể không biết

Trong thế giới thủy sinh đầy màu sắc, chúng ta thường bắt gặp những loài cá dễ nuôi, dễ sinh sản như cá bảy màu, cá molly, hoặc cá swordtail – những loài đẻ con trực tiếp.

Bể cá
• 09:48 11/04/2025

INFOGRAPHIC: Xuất khẩu thủy sản quý I/2025

Quý I năm 2025 ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với nhiều thị trường trọng điểm phục hồi mạnh mẽ và các mặt hàng chủ lực lấy lại đà tăng trưởng.

Xuất khẩu thủy sản quý I 2025
• 09:36 10/04/2025
• 12:32 07/05/2025
• 12:32 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 12:32 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 12:32 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:32 07/05/2025
Some text some message..