Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Việt Nam được biết đến như một trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế giới, với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do áp lực gia tăng dân số, tình trạng khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, công tác quản lý bảo tồn ĐDSH còn nhiều bất cập, nhất là ý thức bảo vệ ĐDSH của cộng đồng chưa cao… là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tài nguyên ĐDSH của Việt Nam tiếp tục trên đà suy thoái.

cứu hộ động vật
Cán bộ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã của Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) tiến hành thả nhiều cá thể động vật hoang dã về tự nhiên. Ảnh: XUÂN CƯỜNG

PGS, TS Lê Xuân Cảnh (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) cho biết: Năm 1992, Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới xếp Việt Nam là một trong 16 quốc gia có ĐDSH cao nhất thế giới; đứng thứ tư thế giới về các loài linh trưởng, với năm trong số 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất. Trong khi đó, theo số liệu báo cáo quốc gia về ĐDSH (năm 2011) cho thấy, tại Việt Nam ghi nhận được khoảng hơn 49 nghìn loài sinh vật, bao gồm: Khoảng 7.500 loài/chủng vi sinh vật; 20 nghìn loài thực vật trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn; hơn 11 nghìn sinh vật biển... Đáng chú ý, nước ta còn có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn, là môi trường sống và phát triển của các loài sinh vật, đã và đang đóng góp cho việc bảo tồn loài hoang dã, cũng như các loài nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên, đa dạng về loài của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng, một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như: Sao la, voọc mũi hếch, voọc Cát Bà, cá nóc, bò biển… Điển hình như loài hổ sống trong các khu rừng ở Việt Nam giảm từ khoảng 1.000 con (trước năm 1970) xuống còn 80 đến 100 con vào năm 2005 và đến năm 2010, số lượng này giảm xuống chỉ còn khoảng 30 con…

Theo Phó Tổng cục trưởng Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), TS Nguyễn Thế Đồng: ĐDSH ở Việt Nam mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế, nhất là trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; duy trì nguồn gien tạo giống vật nuôi, cây trồng; điều tiết khí hậu, bảo vệ môi trường… Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn ĐDSH, Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia tích cực các hiệp ước quốc tế về ĐDSH như: Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR); Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)… Việt Nam cũng ban hành nhiều bộ luật quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Thủy sản; Luật ĐDSH… Đáng chú ý, để định hướng cho công tác bảo tồn ĐDSH , Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng trong lĩnh vực này như: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030… Qua đó, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH như: Hệ thống khung pháp luật và chính sách quốc gia về bảo tồn ĐDSH ngày càng được củng cố, hoàn thiện; nhận thức xã hội và sự tham gia của các bên liên quan vào công tác bảo tồn ĐDSH có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhất là các dịch vụ hệ sinh thái trọng yếu tiếp tục được duy trì và cung cấp các dịch vụ quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, tài nguyên ĐDSH của Việt Nam hiện vẫn đang tiếp tục trên đà suy thoái; các hệ sinh thái thu hẹp, bị chia cắt và suy giảm chất lượng; các loài nguy cấp đang gia tăng; nguồn gien bị thất thoát, mai một… Theo các chuyên gia về ĐDSH và bảo vệ môi trường, nguyên nhân của tình trạng này là do áp lực gia tăng dân số, kéo theo nhu cầu tiêu thụ, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và sự đánh đổi bảo tồn với phát triển kinh tế. Trong khi đó, công tác quản lý bảo tồn ĐDSH thời gian qua còn nhiều bất cập về quy định pháp luật, chính sách, thể chế và tổ chức bộ máy quản lý. Việc đầu tư kinh phí thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH còn dàn trải, thiếu trọng điểm; công tác xã hội hóa về bảo tồn ĐDSH chưa được đẩy mạnh, ý thức bảo vệ ĐDSH của cộng đồng chưa cao. Ngoài ra, nạn săn bắn, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, thói quen tiêu thụ động vật hoang dã không ngừng gia tăng; việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đối với lâm sản và thủy sản làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, không bảo đảm cho việc tái tạo lại các nguồn tài nguyên trong tự nhiên… gây ra sự tuyệt chủng của các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm.

Phó Tổng cục trưởng Môi trường, TS Nguyễn Thế Đồng cho rằng: Để tăng cường công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH, thời gian tới, Việt Nam cần triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tiếp tục thực hiện rà soát và hoàn thiện các quy định pháp luật về ĐDSH, nhất là các luật và hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Thủy sản, Luật ĐDSH, để bảo đảm tính thống nhất, hiệu lực và hiệu quả. Củng cố và phát triển hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH, trong đó chú trọng đến việc tăng cường hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh. Đẩy mạnh hướng dẫn thực hiện các chế tài về ĐDSH, xử lý nghiêm các vụ vi phạm về ĐDSH nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của việc thực thi pháp luật; thúc đẩy công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật về ĐDSH từ T.Ư đến địa phương và cộng đồng…

Các nhà bảo tồn ĐDSH cũng cho rằng: Để nâng cao hiệu quả tài nguyên ĐDSH cần đa dạng hóa nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước, từ nguồn tài trợ quốc tế và các nguồn thu khác. Trong đó, cần chú trọng huy động sự đóng góp của khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng cho công tác này. Lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ ĐDSH trong đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược; tiếp tục phát huy và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn ĐDSH như cộng đồng tham gia tuần tra, bảo vệ, giám sát ĐDSH tại các khu bảo tồn; tiếp tục nghiên cứu và tạo cơ chế để huy động sự tham gia của khu vực tư nhân trong công tác bảo tồn ĐDSH.

Báo Nhân Dân, 21/02/2016
Đăng ngày 21/02/2016
Huy Sơn
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Giải pháp năng lượng tái tạo cho các trại nuôi tôm công nghệ cao

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng truyền thống, việc phát triển các giải pháp năng lượng tái tạo trở nên vô cùng quan trọng.

Tấm pin mặt trời
• 10:14 09/04/2025

Sản phẩm phụ của tảo Nannochloropsis có thể thay thế bột cá trong chế độ ăn của cá hồi vân

độ ăn của cá hồi vân Một nghiên cứu mang tính đột phá do các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Santa Cruz dẫn đầu đã chứng minh rằng các loại sản phẩm phụ của tảo Nannochloropsis sp. có thể thay thế hoàn toàn bột cá trong chế độ ăn của cá hồi vân mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, chất lượng dinh dưỡng của loài cá này

Tảo
• 09:00 06/04/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 10:03 27/03/2025

Tiềm năng của nấm sắc tố trong thức ăn thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường, nấm sắc tố và nấm men nổi lên như một lựa chọn đầy hứa hẹn. Những vi sinh vật này không chỉ giúp cải thiện sắc tố của cá mà còn thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể. Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà khoa học tại Đại học Nông nghiệp Athens trên tạp chí Aquaculture International đã khám phá tiềm năng của nấm sắc tố trong nuôi trồng thủy sản, những lợi ích mà chúng mang lại và cơ sở khoa học đằng sau ứng dụng này.

Cá
• 08:00 23/03/2025
• 16:13 03/05/2025
• 16:13 03/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 16:13 03/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 16:13 03/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:13 03/05/2025
Some text some message..