5 phần mềm hỗ trợ nổi bật dành cho nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp đang ngày thể hiện ưu thế vượt trội hơn so với nông nghiệp truyền thống.

5 phần mềm hỗ trợ nổi bật dành cho nông nghiệp
Những phần mềm hỗ trợ nổi bật cho nền nông nghiệp thông minh ở Việt Nam

Tại Việt Nam, sự xuất hiện của các phần mềm hỗ trợ nông nghiệp gần đây đã mang đến những giải pháp toàn diện cho tất cả các khâu, từ chế biến giống, quản lý sản xuất, xuất khẩu..., được nhận định sẽ là xu hướng của ngành nông nghiệp trong tương lai. 

Smart Agri - Giải pháp quản lý nông trại thông minh

Thông qua smartphone hay máy tính bảng đã cài đặt ứng dụng Smart Agri, nhà nông giờ đây có thể ngồi nhà mà vẫn theo dõi, kiểm soát được tình hình thời tiết, chất lượng rau quả, vụ mùa. Toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu xuống giống, chăm sóc, tưới tiêu...cho tới lúc thu hoạch đều được giám sát và điều khiển một cách tự động.

Các nông trại sẽ được gắn một loạt cảm biến để đo lường chỉ số nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…và có khả năng tự điều chỉnh hoặc được điều khiển từ xa qua điện thoại thông minh theo điều kiện môi trường chuẩn.


Các nông trại được gắn cảm biến để đo lường chỉ số và nhận điều khiển từ xa.

Ngoài ra, Smart Agri đem đến các tính năng ưu việt như: thu thập thông tin nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ pH, hỗ trợ phân tích chất lượng, năng suất giống, lập kế hoạch, tính toán chi phí doanh thu theo mùa vụ…

Smart Agri được phát triển bởi công ty Global CyberSoft (thuộc tập đoàn Hitachi Consulting) kết hợp với các chuyên gia khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao TP.HCM và Công Viên Phần Mềm Quang Trung, hiện đã được ứng dụng tại Việt Nam từ năm 2015.

Farmext – giám sát và quản lý trại nuôi tôm, cá từ xa

Với Farmext, các chủ trang trại tôm, cá…có thể quản lý cùng một lúc nhiều mô hình trang trại với một tài khoản duy nhất bằng cách thức vận hành đơn giản, không cần nhiều thao tác.

Hệ thống thông qua ứng dụng kết hợp với thiết bị đặt tại mỗi ao nuôi sẽ gửi các chỉ tiêu môi trường nước về máy chủ (server). Các thông tin như nhiệt độ nước, tình trạng sức khỏe đàn cá, tôm hay chi phí đầu tư, nguyên vật liệu sản xuất…liên tục được cập nhật và ghi lại thành nhật ký, trực quan hóa thông qua bảng, biểu đồ và gửi đến người nuôi mọi lúc, mọi nơi qua tính năng quản lý truy cập từ xa.


Mọi hoạt động quản lý và giám sát sẽ được tự động hóa trên điện thoại.

Qua phân tích dữ liệu, ứng dụng sẽ chẩn đoán và tự động cảnh báo khi chỉ số vượt quá giới hạn hay cảnh báo dịch bệnh sớm theo khu vực từ một vài ao nuôi phát bệnh. Hệ thống còn tự động gợi ý và kết nối từ xa với chuyên gia kỹ thuật để tư vấn. Tính năng này của Farmext sẽ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro trong công tác nuôi trồng thủy sản.

Ứng dụng còn hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo thuận lợi khi thủy sản được xuất khẩu với nguồn gốc nguyên liệu đầu vào rõ ràng.

Farmext hiện đã có thể tải trên CH Play, hoạt động tốt trên nền tảng webapp, iOS, Android. 

MPigs – phần mềm quản lý lợn giống

MPigs là ứng dụng giúp các cơ sở chăn nuôi quản lý và theo dõi được số lượng, chất lượng đàn lợn phân theo từng giống, chuồng, ô nuôi, kết quả sản xuất, công tác thú y hàng ngày. Ứng dụng còn hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất hay báo ngày khám thai, ngày phối...

Phần mềm xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến với giao diện web, cơ sở dữ liệu quản lý và lưu trữ tập trung. Qua đó, các hộ nuôi có thể nâng cao năng suất, chất lượng lợn giống, đồng thời giảm chi phí nhân công hay không phải mất thời gian trong việc ghi chép sổ sách.


Giao diện phần mềm Mpigs.

Ngoài Mpigs, Việt Nam hiện còn có các phần mềm hỗ trợ quản lý lợn giống khác như Vietpig (Viện Chăn nuôi), Herdsman (Canada), Pigchamp (Mỹ), Eassy care (Anh), Pigmania (Australia), Porcitec (Tây Ban Nha)… 

RCM – phần mềm hỗ trợ cải tiến dinh dưỡng cho cây lúa

RCM là phần mềm quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và Bộ NNPTNT triển khai đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2014.

Để sử dụng được phần mềm RCM, tại địa điểm sử dụng phải được kết nối Internet bằng máy vi tính, laptop, máy tính bảng hay smartphone. Nông dân, người canh tác truy cập vào trang Quản lý canh tác lúa tại địa chỉ: http://webapps.irri.org/vn/rcm và trả lời các câu hỏi được lập trình sẵn trong phần mềm. 


Khi truy cập CRM, nhà nông sẽ phải trả lời hệ thống các câu hỏi.

Dựa trên câu trả lời được lưu trữ, RCM sẽ tính toán và đưa ra hướng dẫn hay khuyến cáo trở lại trên máy tính hay điện thoại. Các khuyến cáo này dựa trên tiêu chuẩn quản lý dinh dưỡng cho lúa theo từng tiểu vùng và kỹ thuật ô khuyết của IRRI. Nhờ đó, nông dân có các biện pháp quản lý cho năng suất lúa cao, cân bằng hệ sinh thái, giảm thiểu tối đa sử dụng chất hóa học vào đồng ruộng và tăng hiệu quả kinh tế.

iQShrimp – phần mềm dựa trên nền tảng đám mây đầu tiên trong ngành nuôi trồng thủy sản

iQShrimp là giải pháp phần mềm thế hệ thứ nhất được xây dựng trên nền tảng giải pháp kỹ thuật số iQuatic của Cargill. Phần mềm này sử dụng công nghệ máy học, thiết bị di động và bộ cảm biến để cung cấp thông tin chi tiết, thời gian thực về hoạt động của trại nuôi tôm.


Giao diện giám sát trại nuôi tôm qua phần mềm.

Cụ thể, iQShrimp thu thập dữ liệu từ các ao nuôi, bao gồm kích cỡ con tôm, chất lượng nước, hình thái cho ăn, các điều kiện về sức khỏe và thời tiết... Hệ thống này sau đó sẽ tổng hợp các thông tin vào một ''bảng điều khiển vận hành trực tiếp''. Sau khi phân tích dữ liệu, iQShrimp còn có thể đưa ra khuyến nghị về chiến lược quản lý cho ăn, ngày thu hoạch giúp tối ưu hóa hiệu quả nuôi trồng.

Hiện tại, phần mềm này đã được triển khai tại các quốc gia như Mexico, Trung Mỹ, Ecuador, New Caledonia, Đông Nam Á, Ấn Độ, Việt Nam và sẽ mở rộng sang các khu vực khác. 

VnExpress
Đăng ngày 24/05/2018
Phạm Vân
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Giải pháp năng lượng tái tạo cho các trại nuôi tôm công nghệ cao

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng truyền thống, việc phát triển các giải pháp năng lượng tái tạo trở nên vô cùng quan trọng.

Tấm pin mặt trời
• 10:14 09/04/2025

Sản phẩm phụ của tảo Nannochloropsis có thể thay thế bột cá trong chế độ ăn của cá hồi vân

độ ăn của cá hồi vân Một nghiên cứu mang tính đột phá do các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Santa Cruz dẫn đầu đã chứng minh rằng các loại sản phẩm phụ của tảo Nannochloropsis sp. có thể thay thế hoàn toàn bột cá trong chế độ ăn của cá hồi vân mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, chất lượng dinh dưỡng của loài cá này

Tảo
• 09:00 06/04/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 10:03 27/03/2025

Tiềm năng của nấm sắc tố trong thức ăn thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường, nấm sắc tố và nấm men nổi lên như một lựa chọn đầy hứa hẹn. Những vi sinh vật này không chỉ giúp cải thiện sắc tố của cá mà còn thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể. Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà khoa học tại Đại học Nông nghiệp Athens trên tạp chí Aquaculture International đã khám phá tiềm năng của nấm sắc tố trong nuôi trồng thủy sản, những lợi ích mà chúng mang lại và cơ sở khoa học đằng sau ứng dụng này.

Cá
• 08:00 23/03/2025
• 14:37 08/05/2025
• 14:37 08/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 14:37 08/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 14:37 08/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:37 08/05/2025
Some text some message..