Yếu tố môi trường bất lợi cho nuôi trồng thủy sản

Qua kết quả quan trắc môi trường của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kiên Giang ngày 22/11/2018 cho thấy các chỉ tiêu môi trường tại phần lớn điểm quan trắc bất lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Yếu tố môi trường bất lợi cho nuôi trồng thủy sản
Yếu tố môi trường bất lợi cho nuôi trồng thủy sản

* Nhận định:

- Tại phần lớn các điểm quan trắc vẫn còn tồn tại nhiều bất lợi, cần phải lưu ý, xử lý như: độ mặn thấp (16/23 điểm), pH thấp (4/20 điểm), độ trong thấp (5/20 điểm), độ kiềm thấp (10/20 điểm), DO thấp (5/23 điểm), hàm lượng nitrite cao vượt ngưỡng (11/23 điểm), hàm lượng phosphate cao vượt ngưỡng (12/23 điểm).

- Mật độ Vibrio tổng số giảm nhiều so với đợt quan trắc trước tại tất cả các điểm quan trắc, chỉ vượt ngưỡng giới hạn (> 1.000 cfu/ml) tại điểm quan trắc giữa Bãi Nam của vùng nuôi cá lồng bè ở Hòn Nghệ.

- Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được ghi nhận trong 16/20 điểm quan trắc và mật độ tăng đột biến so với đợt quan trắc trước trên các kênh cấp nước ở huyện An Minh, mật độ lên đến hơn 23.000 cfu/ml, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, cần phải xử lý diệt khuẩn nước thật kỹ trước khi cấp vào ao nuôi.

* Khuyến cáo cho người nuôi thủy sản:

Đối với nuôi tôm nước lợ:

Hiện nay thời tiết đang là giai đoạn chuyển mùa, gió Bấc thổi nhiều làm cho nhiệt độ không khí giảm, giao động trong khoảng 24 - 31oC, nhiệt độ nước giảm. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão nên thời tiết có mưa nhiều làm cho độ mặn của nước ở trên các kênh cấp giảm.

Để thuận lợi cho tôm nuôi nước mặn lợ phát triển các nông hộ nuôi tôm cần lưu ý thực hiện các biện pháp quản lý ao nuôi tổng hợp để tránh tổn thất. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình nuôi, tình hình thời tiết thủy văn, quan trắc môi trường, quan trắc mầm bệnh, để có những biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời. Tùy vùng nuôi, người nuôi cần thực hiện tốt một số khuyến cáo như sau:

- Các thủy vực có độ mặn thấp (<5‰) cần hạn chế lấy nước vào ao nuôi, môi trường thiếu khoáng, thiếu kiềm tôm nuôi có thể chậm lớn, mềm vỏ, dễ nhiễm bệnh. Cần bổ sung thêm Kali và magiê để bảo đảm tôm tăng trưởng bình thường và tỉ lệ sống cao.

- Đối với các hộ nuôi tôm ở An Minh do mật độ vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trên các kênh cấp của vùng này quá cao nên cần hạn chế lấy nước vào ao nuôi, nếu lấy cần phải xử lý diệt khuẩn nước thật kỹ trong ao chứa lắng trước khi cấp vào ao nuôi

- Đối với ao có mật độ vi khuẩn Vibrio cao, định kỳ 15 ngày/lần tiến hành diệt khuẩn, bổ sung các chất bổ trợ gan cho tôm ăn, sử dụng men vi sinh để khôi phục hệ vi khuẩn có lợi trong ao.

- Hằng ngày kiểm tra các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi để kịp thời điều chỉnh nếu có sự bất lợi, kiểm tra sàng ăn (nhá) để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp tránh dư thừa.

- Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của tôm, kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời điều chỉnh nếu cần và khi phát hiện tôm nuôi bị bệnh hoặc biểu hiện bất thường nên báo ngay cho cán bộ thú y địa phương, các hộ nuôi xung quanh, tuyệt đối không được xả nước, tôm của ao nuôi bị bệnh ra ngoài môi trường nếu chưa qua xử lý để tránh lây lan trên diện rộng;

- Độ kiềm, độ pH và nitrit ở những điểm quan trắc ngoài ngưỡng thích hợp phải được quan tâm xử lý tốt để có giá trị thích hợp là: Độ kiềm  từ 90 - 130 mg/l đối với tôm sú và 100 - 150 mg/l đối với tôm chân trắng; độ pH thích hợp cho tôm nuôi phát triển là 7,5 - 8,5 và biến thiên pH trong ngày không quá 0,5; hàm lượng nitrite phải <0,05 mg/l.

- Đối với các hộ nuôi tôm – lúa phải kết thúc vụ nuôi, ngắt vụ tôm để trồng lúa đảm bảo cơ cấu sản xuất, tính bền vững.

Đối với các hộ nuôi cá lồng bè:

Khu vực ven biển độ mặn, độ trong, hàm lượng oxy hòa tan giảm mạnh trong khi hàm lượng amonia, nitrite, phosphate và mật độ các loại vi khuẩn có khả năng tăng cao làm cá bị sốc, suy giảm sức đề kháng dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh, thiệt hại do sốc môi trường rất cao. Do đó, để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bênh trên cá nuôi lồng bè, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn biện pháp như sau:

- Các địa phương có quy hoạch nuôi cá lồng bè ven biển, đảo cần thực hiện đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về vị trí đặt lồng, số lượng lồng, bảo vệ môi trường khu vực nuôi...

- Hướng dẫn người nuôi phải giám sát chặt chẽ tình hình môi trường nước vùng nuôi, thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá, phân công người trực canh bè 24/24 giờ để kịp thời phát hiện các hiện tượng bất thường của môi trường nước và đưa ra giải pháp ừng phó thích hợp nhằm hạn chế thiệt hại.

- Các hộ nuôi cá ở khu vực trung tâm Bãi Nam, xã Hòn Nghệ cần lưu ý phòng, trị những bệnh do vi khuẩn Vibrio spp gây ra do mật độ hiện diện cao.

- Hướng dẫn người nuôi tập trung thực hiện tốt quy trình phòng bệnh tổng hợp đã được cơ quan chuyên môn hướng dẫn, tập huấn:

+ Chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch, kích cỡ đồng đều, cá khỏe mạnh, không bị sây sất. Thức ăn là cá mồi thì phải tươi, rửa cá bằng nước ngọt 2-3 lần trước khi cho cá ăn để loại bỏ các mầm bệnh. Nên sử dụng thức ăn viên dành cho cá để thuận tiện cho việc bổ sung vitamin, khoáng vi lượng để nâng cao sức đề kháng cho cá.

+ Thường xuyên vệ sinh lưới lồng, vùng nuôi để loại bỏ các chất thải, sinh vật bám, tăng lưu lượng trao đổi nước và giảm mật độ vi khuẩn trong lồng;

+ Định kỳ 5-7 ngày tắm cá bằng nước ngọt hoặc nước ngọt có pha formol với nồng độ 200ppm trong thời gian 20 - 30 phút có sục khí liên tục để phòng các bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn cho cá. Thao tác nhẹ nhàng, hạn chế gây ra các sây sát do tác động cơ học;

- Để điều trị các bệnh do nhóm ký sinh trùng đơn bào gây ra sử dụng biện pháp treo các túi vải có chứa sulfat đồng với liều lượng CuSO4.5H2O là 50g/10 m3 lồng, thay túi 2-3 ngày/lần hoặc tắm cá với liều 0,3-0,5ppm trong 30 phút.

- Để điều trị bệnh lở loét, xuất huyết do vi khuẩn Vibrio spp gây ra người nuôi nên tách riêng cá bệnh và trị bệnh cho cá bằng cách trộn một trong các loại kháng sinh Doxycyline, Erythromycin, Florfenicol vào thức ăn với liều lượng 2 - 5g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 5-7 ngày.

+ Khi phát hiện cá nuôi bị bệnh, chết hay môi trường nước của vùng nuôi có hiện tượng bất thường nên báo ngay cho UBND xã, Trạm chăn nuôi và Thú y địa phương để được hướng dẫn các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, thiệt hại.

Cần trao đổi thêm thông tin liên hệ Phòng Quản lý dịch bệnh - Chi cục Chăn nuôi và Thú y, điện thoại 0297.800.115

Kiengiang.GOV
Đăng ngày 01/12/2018
Chi cục Chăn nuôi Thú y
Môi trường

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp (IMTA - Integrated Multi-Trophic Aquaculture) là một phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, tận dụng mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái để tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Rong biển
• 10:02 28/03/2025
• 01:34 13/05/2025
• 01:34 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 01:34 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 01:34 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:34 13/05/2025
Some text some message..