Xâm nhập mặn chưa ảnh hưởng nhiều đến cá nuôi bè

Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết, thời gian qua có một số thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cho rằng người nuôi cá lồng bè “điêu đứng” gây tâm lý lo lắng cho người nuôi cá, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả vụ cá bè đang nuôi.

cá nuôi bè
Hiện tại xâm nhập mặn chưa ảnh hưởng lớn đến cá nuôi bè nhưng người nuôi cá cần chú ý các giải pháp hạn chế thiệt hại

Trước tình hình này, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản nắm lại tình hình sức khỏe cá nuôi do xâm nhập mặn ở các vùng nuôi cá bè.

Qua khảo sát tình hình nuôi cá bè ở khu vực phường Tân Long và xã Thới Sơn (Tp Mỹ Tho, Tiền Giang) cho thấy, đối tượng thủy sản nuôi bè chủ yếu là cá điêu hồng chiếm trên 90%, cá chim trắng nước ngọt nuôi chỉ khoảng 2-3%, còn lại một số ít nuôi đối tượng khác như lăng nha, trê lai, he… Hiện tại cá nuôi vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Trước đó, từ ngày 12/03 đến ngày 15/03, theo kết quả quan trắc môi trường của Chi cục Thủy sản, vùng nước khu vực làng bè phường Tân Long và Thới Sơn có độ mặn cao nhất là 3,9‰ lúc nước lớn. Thực tế cho thấy, độ mặn tăng đột ngột theo con nước trong thời gian này có ảnh hưởng đến cá điêu hồng bè làm cá giảm ăn và mức độ hao hụt của một số bè cá tăng nhẹ nhưng những ngày sau đó thì cá trở lại bình thường.

Còn nhóm bè của hộ ông Lâm Văn Khóe (là cha ông Lâm Văn Tánh) ngụ phường Tân Long có 10 bè nuôi cá chim trắng thuộc nhóm hộ nuôi cá bè có thiệt hại cao nhất với khối lượng cá chết từ 100-200 kg/ngày, kéo dài trong 2-3 ngày, sau đó cá nuôi phát triển bình thường. Cá chim ảnh hưởng và chết nhiều đa phần là cá lớn trên 300 gram, cá nhỏ ít bị ảnh hưởng hơn.

Như vậy, việc ảnh hưởng của nước mặn đến các vùng nuôi cá bè của tỉnh là có nhưng chưa nhiều nên bà con nuôi cá bè cần yên tâm sản xuất. Để hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến cá nuôi bè trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản cho biết sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các yếu tố thủy lý hóa vùng nuôi cá bè, nhất là chỉ tiêu độ mặn để kịp thời có giải pháp xử lý thích hợp khi độ mặn tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến người nuôi cá bè.

Đồng thời, Chi cục Thủy sản khuyến cáo: Người nuôi cá bè thường xuyên theo dõi thông tin độ mặn. Nếu các đối tượng thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm thì các cơ sở nuôi chủ động thu hoạch ngay (không chờ giá) khi độ mặn có xu hướng tăng cao đạt mức từ 7‰ để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Đối với cá bè đã thu hoạch chưa thả giống trở lại, người nuôi cá bè cần kiểm tra, tu sửa hệ thống lồng bè thật kỹ nhằm tránh thất thoát khi thả giống nuôi. Thường xuyên kiểm tra độ mặn nước trên sông và có kế hoạch thả giống phù hợp, tuyệt đối không nên thả giống nuôi khi nguồn nước có độ mặn cao (từ 3‰ trở lên).

Đối với các lồng bè nuôi thủy sản đã thả giống, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến môi trường nuôi, nhất là độ mặn, để có kế hoạch chăm sóc quản lý phù hợp cho cá nuôi. Khi nhiệt độ và độ mặn tăng cao thì khả năng khuếch tán oxy từ không khí vào nước giảm (nồng độ oxy bảo hòa giảm) vì mật độ thả nuôi cá trong bè rất cao. Do đó, người nuôi cá bè cần tăng cường sục khí khi “nước đứng”, giảm mật độ nuôi hoặc nếu có điều kiện chủ động di dời lồng bè đến vùng nuôi an toàn, hoặc chuyển các đối tượng nuôi vào hệ thống các ao đất khi độ mặn được dự báo có thể lên 7‰.

Báo Công Lý, 11/04/2016
Đăng ngày 11/04/2016
Thành Công
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:31 16/04/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Ứng dụng chiến lược xuất khẩu xanh trong doanh nghiệp thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã là trụ cột kinh tế, đưa tôm, cá tra, cá ngừ ra khắp thế giới. Nhưng giờ đây, áp lực xanh hóa từ thị trường quốc tế đang đặt ra bài toán mới. Chiến lược xuất khẩu xanh không chỉ là xu hướng mà còn là lối đi sống còn để doanh nghiệp thủy sản nâng giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu. Vậy làm sao để áp dụng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

Tôm
• 09:00 12/04/2025
• 14:24 07/05/2025
• 14:24 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 14:24 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 14:24 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:24 07/05/2025
Some text some message..