Việt Nam nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn thức ăn thủy sản do thiếu nguồn cung

Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực thức ăn dành cho nuôi biển nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào cá biển chứ chưa có thức ăn dành cho những vật nuôi khác. Do thiếu thức ăn phục vụ nuôi biển, nên hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 180.000 - 200.000 tấn thực phẩm dành cho ngành thuỷ sản từ các thị trường như Đài Loan, Thái Lan...

Nuôi trồng thủy sản
Thức ăn phục vụ thủy sản nuôi biển. Ảnh minh họa: thuysanvietnam.com.vn

Tầm quan trọng thức ăn thủy sản

Được biết, thức ăn và dinh dưỡng cho động vật thủy sản thường chiếm 35 - 65% tổng chi phí mộtt vụ nuôi. Do đó, để đáp ứng nhu cầu về thức ăn cho động vật thủy sản thì việc lựa chọn và sử dụng thức ăn là một vấn đề đáng quan tâm. Trong đó, việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong hoạt động NTTS là xu thế tất yếu và thiết thực khi mà trữ lượng cá tạp đánh bắt từ tự nhiên đã giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, việc sử dụng thức ăn tươi (cá tạp) có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho vật nuôi, lượng cá tạp dư thừa rất dễ phân hủy, nhanh chóng làm tăng các chất độc hại dễ làm phát sinh dịch bệnh cho cá, làm chết cá.

Sử dụng thức ăn công nghiệp phục vụ NTTS, nhất là với hoạt động nuôi biển có vai trò quan trọng nhằm mang lại những giá trị về kinh tế cũng như phát triển nuôi biển bền vững, góp phần giải quyết các hệ lụy về môi trường, giúp tối ưu hóa lượng thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của cá, hạn chế dịch bệnh...

Tình trạng thiếu thức ăn nuôi thủy sản biển

Tại buổi Toạ đàm trực tuyến chủ đề Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển – Cơ hội và thách thức được tổ chức tại Hà Nội mới đây. Ông Đỗ Văn Kiểm - Giám đốc Kinh doanh thức ăn cá biển Công ty TNHH De Heus Việt Nam chia sẻ, De Heus đã tham gia vào thị trường thức ăn nuôi biển từ vài năm nay. Thực tế cho thấy, lĩnh vực nuôi biển đang gặp phải nhiều hạn chế, thách thức.

Thứ nhất, là về nghiên cứu thức ăn phục vụ nuôi biển. Mãi tới năm 2010, thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi biển mới được các cơ quan trong nước bắt tay vào nghiên cứu và chủ yếu nghiên cứu, sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá biển, chưa có thức ăn dành cho những vật nuôi khác. Theo đó, thức ăn công nghiệp cho cá biển đang tập trung 3 loại cá chính gồm: cá chẽm, cá chim vây vàng, cá song (còn gọi là cá mú).

Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ đang thiếu và yếu. Hiện, chỉ có một số doanh nghiệp áp dụng được công nghệ vào kiểm soát thức ăn trong nuôi biển nhưng cũng chưa thực sự phát triển rộng rãi.

Thứ ba, về kiểm soát nguyên liệu để sản xuất thức ăn cá biển. Ví dụ như tại De Heus, hiện nay nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn cá biển phải nhập khẩu 100% nhưng các loại vật nuôi khác thì phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu trong nước, trong đó phần lớn là cá tạp.

Giải pháp đề ra

Từ những hạn chế trên, ông Đỗ Văn Kiểm cho rằng cần phải có giải pháp phù hợp cho từng vấn đề.

Thứ nhất về vấn đề nghiên cứu, bản thân De Heus Việt Nam tuy mới tham gia thị trường thức ăn cá biển 6 năm nay nhưng đã có nhiều hợp tác với các Viện, trường đại học cũng như các doanh nghiệp khác để nghiên cứu, đưa ra những sản phẩm thức ăn chất lượng, phù hợp với điều kiện vùng nuôi ở Việt Nam.

Về mặt công nghệ, hiện tại do những nhiều nguyên nhân khác nhau mà chúng ta chưa thể áp dụng công nghệ vào nuôi biển tuy nhiên trong tương lai chúng ta có thể hy vọng vào sự thay đổi, đặc biệt khi đưa loại lồng tròn vào nuôi biển.

Ông Đõ Văn KiểmÔng Đỗ Văn Kiểm tại buổi toạ đàm trực tuyến chủ đề Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển. Ảnh: danviet.vn

Tiếp đến là về kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, để khâu kiểm soát được tốt hơn cần áp dụng thống nhất một loại quy chuẩn phù hợp với yêu cầu quốc tế, chứ không nên chỉ áp dụng theo quy chuẩn của Việt Nam.

Đối với việc bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, thời gian qua De Heus Việt Nam kết hợp với các ngân hàng để có các giải pháp chia sẻ với khác hàng mua thức ăn, ví dụ như thư bảo lãnh ngân hàng để giúp bà con thuận tiện trong vay vốn, đảm bảo giá thức ăn cho nuôi biển luôn được ổn định ở mức hợp lý nhất có thể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu.

Về vấn đề quản lý thức ăn nuôi biển nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường, đại diện De Heus cho biết, thức ăn nuôi biển sẽ liên quan đến ô nhiễm môi trường như các thủy vực đều xảy ra ô nhiễm từ thức ăn cá tạp, thậm chí khu vực nuôi biển sử dụng thức ăn công nghiệp quá nhiều cũng bị ô nhiễm.

Ông Kiểm thông tin thêm "Để khắc phục tình trạng này, theo tôi cần có quy hoạch lồng bè, số lượng cá nuôi hợp lý. Đối với khu vực quá ô nhiễm thì không nên sử dụng thức ăn từ cá tạp mà dùng thức ăn công nghiệp ở mức độ phù hợp. Bên cạnh đó, chúng ta có thể dùng công nghệ để kiểm soát thức ăn; kết hợp xử lý môi trường nuôi biển và nên nuôi trồng thủy sản trên bờ, sau đó mới đưa ra nuôi biển sẽ hiệu quả hơn, bớt rủi ro hơn".

Ông Kiểm còn cho biết thêm” Tuy nhiên De Heus cũng đã không ít lần phải trả lại hàng do có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. Do đó, chúng tôi đánh giá việc kiểm soát nguồn nguyên liệu thức ăn có chất lượng cũng đang là hạn chế khá lớn trong ngành sản xuất thức ăn nuôi biển”.

Bên cạnh đó, ông Kiểm đánh giá khó khăn còn đến từ giá thức ăn chăn nuôi biến động mạnh. Thời gian gần đây giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng liên tục, trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá thức ăn trong nuôi biển nói riêng.

Thách thức cuối cùng, là sự hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế trong việc tạo cơ chế phù hợp để phát triển ngành thức ăn chăn nuôi dành riêng cho nuôi biển.

Đăng ngày 08/09/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Nguyên liệu

Bắt tàu cá Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài

Thông tin từ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4, đến 14 giờ, ngày 3/8 đơn vị đã dẫn giải tàu cá CM - 99275-TS về đến cảng Hải đội 421, Hải đoàn 42 Cảnh sát biển tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn để tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.

tàu cá bị bắt
• 10:29 04/08/2021

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng sống về chủ quyền biển, đảo

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành nghi lễ đặc biệt quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Dưới đây là những hình ảnh đẹp về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được ghi lại vào tháng 4/2021.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
• 12:10 20/05/2021

Những góc nhìn bình dị từ cuộc sống của người dân miền biển

Dẫu cuộc sống miền biển có bộn bề khó khăn nhưng hạnh phúc vẫn luôn được tìm thấy đâu đó trong những bộn bề ấy, hạnh phúc hiện diện từ những điều nhỏ bé, bình dị nhất. Sự bộn bề cơ cực ấy thể hiện rõ trên những chuyến đi dài, những chuyến đi với sự trở về của một khoang tàu đầy ắp cá. Hạnh phúc, vui mừng vì một chuyến đi bội thu không có những cơn giận dữ bất thường nào của biển cả.

Bình minh trên biển.
• 07:11 17/05/2021

Quy định mới về giao khu vực biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

nuôi lồng bè trên biển
• 14:25 18/02/2021

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024
• 18:01 08/05/2025
• 18:01 08/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 18:01 08/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 18:01 08/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:01 08/05/2025
Some text some message..