Vì sao người Huế kiêng ăn tôm đầu năm?

Mỗi vùng, miền đều có những phong tục kiêng kỵ ngày Tết khác nhau. Riêng đối với người Huế , bắt nguồn từ những điều cấm kỵ của triều đình xưa nên tín ngưỡng kiêng cữ về ăn uống trong ngày Tết cũng khá đặc biệt…

món tôm

“Thu ăn măng trúc, đồng ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao..”. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in hai câu thơ mà mẹ tôi thường đọc cho các con nghe mỗi dịp Tết đên, xuân về. Bà thường răn chúng tôi, cho dù 365 ngày có xô bồ đến thế nào, trong 3 ngày tết cũng phải biết kiêng kỵ từ cách chọn đồ cúng trên bàn thờ, đến sắp các món ăn ra sao để tránh xui xẻo vào đầu năm mới. Vậy nên, cho dù có muốn đến mấy, nhất định đầu năm bà không cho chúng tôi ăn măng tre. Bà giải thích, cây tre phục vụ bà con làm nhà. Mùa xuân, cây măng bắt đầu sinh trưởng nên người miền Trung, nhất là người Huế, không ăn măng dịp tết để thể hiện lòng biết ơn. Đó là nét đẹp văn hóa cần gìn giữ.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử Trần Đình Sơn (hậu duệ của cụ bà Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn), vì đất Huế gắn liền với các triều đại vua chúa nên một số điều cấm kỵ trong triều đình xưa, sau này trở thành tín ngưỡng kiêng kỵ trong dân gian. Ban đầu, những kiêng kỵ này chỉ ở kinh đô Huế, sau lan dần ra cả miền Trung. Chẳng hạn ngày xưa, vua cấm sát sinh trong ngày lễ Tết nên sau này, người Huế thường không sát sinh, không giết haị các con vật vào ngày đầu năm để thể hiện sự nhân đạo. Vì thế, mâm cơm ngày Tết của người Huế cũng có những khác biệt so với người miền Bắc, miền Nam. Thông thường ở Huế, con cháu quy tụ trong gia đình và làm mâm cơm cúng chiều 30 tháng Chạp để rước ông bà về ăn Tết. Từ đó đến giao thừa, các thành viên trong gia đình không ra khỏi nhà. Và đặc biệt, các gia đình ở Huế thường hay làm cỗ cúng gia tiên chứ khoogn cúng xôi gà như các nơi khác.

Mâm cỗ cúng của người miền Bắc thường có bánh chưng, của người miền Nam là bánh tét. Người Huế cúng cả hai nhưng riêng trong hoàng gia lại không được cúng bánh tét. Đặc biệt, cả hai món bánh này đều được dùng trong dân gian nhưng không được biếu nhau vì đồng âm “đòn” – “tét” có nghĩa không hay trong ngày Tết.

Ở Huế, người ta cũng không ăn các lóc và ếch trong ngày Tết. Theo ông Sơn, cách chế biến hai loại thực phẩm này rất dã man, như hình phạt khi xuống địa ngục (đập đầu, lột da,..) , nếu thực hiện vào đầu năm sẽ không hay. Đặc biệt, có những người còn kiêng ăn trứng vịt lộn, kiêng ăn mực và tôm tươi vì sợ đen đủi, phú quý trong năm cũng đi giật lùi như tôm…

Không biết từ bao giờ những tập tục kiêng kỵ ngày đầu xuân đã chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa cũng như tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Theo ông Trần Đình Sơn, con người hiện đại ngày nay, đặc biệt giới trẻ đang dần bỏ những tập tục kiêng kỵ các món ăn trong ngày Tết. Điều đó phụ thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình. Và trên thực tế, chưa ai chứng minh được tính đúng sai của việc kiêng kỵ. theo ông Sơn, ăn uống cũng là một nét đạo. Việc kiêng cữ ngày Tết chính là cách hành “đạo ăn” ra sao để giúp còn người hướng đến cái thiện.

Theo nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà (Giám đốc nhà hàng Cung đình Tịnh Gia Viên – Huế ), trong Hoàng gia Huế thường kiêng ăn thịt gà ngày Tết vì quan niệm gà là xa nhau. Mâm cơm ngày Tết trong gia đình của nhiều người dân Huế chủ yếu có các món: Giò chả, xào đậu, cá kho /rán và canh bún. Đặc biệt, người Huế chuộng ăn rau muống, canh bún nấu mướp ngọt trong ngày đầu năm vì đồng âm của từ “muống” nghĩa là muốn gì được nấy, còn canh bún là để mọi việc hanh thông, trôi chảy.

Theo Gia đình và Xã hội/Dân Việt, 01/02/2014
Đăng ngày 03/02/2014
Ẩm thực

Nhận biết cá stress bằng chỉ số từ vảy

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một cách dễ dàng để xác định thời điểm cá bị căng thẳng. Giờ đây, lần đầu tiên các nhà khoa học tại Đại học Guelph của Canada đã chỉ ra rằng hormone gây căng thẳng là cortisol tích tụ trong vảy cá từ từ và tồn tại trong nhiều tuần.

cá bị căng thẳng
• 18:20 02/11/2021

21 loại cây thủy sinh đẹp cho bể cá tại nhà- Phần 1

Một bể cá cảnh nước ngọt sẽ đẹp và độc đáo hơn rất nhiều khi có những cây thủy sinh sống động. Bài viết này lược dịch từ trang newson6 nhằm gợi ý cho người nuôi cá cảnh 21 loài cây thủy sinh phổ biến và hoàn hảo cho bể cá gia đình.

• 10:31 30/10/2021

Ảnh hưởng của kích thước bể đến hành vi của cá ngựa vằn

Một nghiên cứu mới đây của Abudusaimaiti Maierdiyal và cộng sự 2020 đã cho thấy ảnh hưởng của kích thước bể đến hành vi của cá ngựa vằn (loài cá rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học.)

• 14:09 26/10/2021

5 bước để vệ sinh bể cá cảnh đúng cách

Những người nuôi cá cảnh sẽ biết rằng việc vệ sinh không đúng cách không chỉ xáo trộn hệ vi khuẩn có lợi trong bể cá mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cá. Để hạn chế điều đó bài viết hướng dẫn vệ sinh bể nuôi cá cảnh đúng cách chỉ với những dụng cụ cơ bản.

Cá phượng hoàng
• 17:27 17/09/2021

Cua Cà Mau: Đặc sản trứ danh và tiềm năng xuất khẩu

Cà Mau, vùng đất cực Nam của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với ngành tôm xuất khẩu mà còn được biết đến với một đặc sản quý giá - cua biển.

Cua
• 10:01 06/03/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 12:00 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 08:00 31/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 09:00 25/01/2025
• 14:37 09/05/2025
• 14:37 09/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 14:37 09/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 14:37 09/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:37 09/05/2025
Some text some message..