Vi khuẩn nào làm giảm độc lực cấp tính của AHPND trên tôm?

Chủng vi khuẩn Bacillus subtilis DSM33018 đã được chứng minh là có khả năng phân giải làm giảm độc tố gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.

tôm thẻ
Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính gây chết tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn 15 - 40 ngày sau khi thả nuôi.

Bacillus subtilis phân giải gen độc tố gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

Vi khuẩn Bacillus subtilis được cho rằng có khả năng phân giải protein độc lực PirA/BVP gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Với sự hiện diện của các tế bào vi khuẩn Bacillus, các chất độc bị phân hủy mà không có sự xuất hiện của các sản phẩm thoái hóa, điều này cho thấy rằng các sản phẩm thoái hóa được chuyển hóa nhanh chóng bởi các tế bào vi khuẩn Bacillus. Đồng thời, còn được ghi nhận độc tố PirA/BVP không ảnh hưởng đến sự tồn tại của vi khuẩn Bacillus, mà còn có thể hỗ trợ sự phát triển của chúng.

Như vậy, độc tố PirAVP và PirBVP đều bị phân hủy bởi tế bào vi khuẩn Bacillus trong các kiểm định. Tuy nhiên, PirBVP bị phân hủy bởi protease được tiết ra từ vi khuẩn Bacillus hơn là PirAVP. Điều này có thể được lý giải rằng vi khuẩn Bacillus được biết đến có khả năng sản sinh rất nhiều enzyme ngoại bào, trong số đó có nhiều loại protease có khả năng phân giải protein (Harwood và ctv., 2008).
vi khuẩn
Vi khuẩn B. subtilis. Ảnh allaboutfeed.net

Bacillus subtilis DSM33018 giúp tăng cường tỷ lệ sống của Artemia 

Artemia nhiễm độc tố PirA/BVP đã được tăng cường tỷ lệ sống khi có bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis DSM33018. Cụ thể là tỷ lệ sống lớn hơn 80% ở nhóm bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis DSM33018, nhóm không bổ sung vi khuẩn có tỷ lệ sống chỉ đạt 40%. Do đó, khi các tế bào Bacillus subtilis DSM33018 được bổ sung trực tiếp vào môi trường nuôi Artemia, chúng làm thoái hóa các protein PirA/BVP bằng cách tiết tiết ra các enzyme protease, sau đó các sản phẩm phân giải trở thành chất nền cho vi khuẩn Bacillus phát triển.
Các chủng vi khuẩn Bacillus đã được sử dụng như chế phẩm sinh học trong nuôi tôm (Soltani và ctv., 2019; Ringø, 2020). Có thể dự đoán rằng các chủng vi khuẩn Bacillus này có thể sản xuất và tiết ra các enzyme protease trong điều kiện ao nuôi và các enzyme này có khả năng phân giải các protein độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe động vật thủy sản. Có thể đặt giả thuyết rằng các chủng vi khuẩn Bacillus, có thể cư trú bên trong đường tiêu hóa (dạ dày) và điều này sẽ giúp vi khuẩn Bacillus có thể sản xuất và tiết ra enzyme protease, góp phần làm phân hủy độc tố gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trong cơ thể sống, tránh để các độc tố này đến được các tế bào biểu mô mục tiêu trong gan tụy.
artemia
 Artemia là thức ăn tươi sống được sử dụng trong sản xuất giống thủy sản. Ảnh minh họa
Vi khuẩn B. subtilis DSM 33018 là một phần của dòng sản phẩm của chế phẩm sinh học AquaStar®, có nhiều tác động tích cực đối với năng suất nuôi trồng thủy sản. AquaStar® ở nồng độ 107 CFU/mL và 108 CFU/mL đã giúp Artemia hạn chế tỉ lệ chết đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và tăng cường tỷ lệ sống là 77% và 70% trong bể nuôi. Tuy nhiên, phải nói rằng, khi tôm thẻ chân trắng nhiễm độc tố pirA và pirB tạo ra vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, việc bổ sung AquaStar® Growout (kết hợp giữa Bacillus sp. với vi khuẩn axit lactic) đã làm tỷ lệ chết đáng kể đối với tôm thẻ chân trắng.
Thành quả này rất có ý nghĩa trong việc tìm ra liệu pháp mới trong phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm, góp phần hạn chế sử dụng kháng sinh. 
Nguồn: Nguyen, N.D. và ctv (2021). Acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) toxin degradation by Bacillus subtilis DSM33018. Aquaculture. 
Đăng ngày 08/12/2021
Hồng Huyền @hong-huyen
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021
• 10:34 17/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025
• 19:51 05/05/2025
• 19:51 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 19:51 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 19:51 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:51 05/05/2025
Some text some message..