VASEP thuê luật sư nước ngoài cho vụ kiện tôm tại Mỹ

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã thuê luật sư nước ngoài để làm việc với phía Mỹ sau khi Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC) khẳng định có dấu hiệu cho thấy tôm nhập khẩu, trong đó có tôm Việt Nam, gây thiệt hại cho ngành sản xuất tôm nội địa của Mỹ.

Nông dân thu hoạch tôm tại ruộn
Nông dân thu hoạch tôm tại ruộng. Ảnh: TL

 Phó Chủ tịch VASEP Trần Văn Lĩnh cho hay, Hiệp hội đã thuê luật sư thay mặt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam để làm việc với Bộ Thương mại Mỹ (DOC). Ông không cho biết luật sư đến từ quốc gia nào nhưng nói luật sư được thuê là người đã có kinh nghiệm với vụ kiện chống bán phá giá tôm vào Mỹ trước đây

Ông Lĩnh nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đều tham gia cung cấp thông tin theo yêu cầu của phía Mỹ.

Ngày 7-2 vừa qua, USITC khẳng định có dấu hiệu về việc ngành sản xuất nội địa Mỹ chịu thiệt hại đáng kể do hàng hóa nhập khẩu bị cáo buộc có trợ cấp trong vụ kiện chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm “Tôm nước ấm đông lạnh” nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Kết quả của việc biểu quyết này được áp dụng chung cho tất cả các bị đơn.

Ông Lĩnh giải thích, theo quy trình thì khi nguyên đơn, tức các nhà sản xuất tôm Mỹ đệ đơn kiện lên DOC yêu cầu điều tra áp thuế chống trợ cấp và lên USITC để yêu cầu điều tra thiệt hại, các cơ quan này sẽ yêu cầu bên bị đơn (gồm Việt Nam) giải trình.

Nhưng ở đây, USITC đã tiến luôn đến kết luận việc ngành sản xuất nội địa Mỹ chịu thiệt hại đáng kể do hàng hóa nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. Do vậy, sắp tới đây, luật sư đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sẽ chỉ làm việc với DOC theo yêu cầu giải trình của cơ quan này.

Theo Ban Phòng vệ thương mại - Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, nếu một trong hai cơ quan là USITC hoặc DOC ra kết luận phủ định về trợ cấp hoặc thiệt hại, cuộc điều tra sẽ được hủy bỏ.

Ông Lĩnh nhấn mạnh, nếu như trong vụ kiện chống bán phá giá tôm, doanh nghiệp xuất khẩu đóng vai trò chính chống lại cáo buộc bán phá giá thì trong vụ kiện chống trợ cấp lần này, vai trò thuộc về Chính phủ.

Trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” đăng trên Chinhphu.vn ngày 17-2, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết từ nay đến tháng 7, khi phía Mỹ đưa ra phán quyết cuối cùng, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với Bộ Công Thương và VASEP để triển khai nhiều giải pháp.

Cụ thể, các bộ sẽ hợp tác chặt chẽ với USITC và DOC cung cấp đầy đủ thông tin, đánh giá khách quan về tình hình sản xuất tôm tại Việt Nam. Phía Việt Nam cũng sẽ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp nhập khẩu tôm Mỹ để họ lên tiếng phản đối vụ kiện bất hợp lý này, cùng với đó là việc chia sẻ thông tin với 6 nước cùng tham gia vụ kiện.

Theo báo Tuổi Trẻ, DOC đã lựa chọn 2 bị đơn bắt buộc là công ty cổ phần thủy sản Minh Phú và công ty cổ phần Nha Trang Seafoods, đồng thời bổ sung thêm 4 nội dung để điều tra, bao gồm miễn giảm thuế giá trị gia tăng, chính sách hỗ trợ tài chính và cho vay ưu đãi trong phát triển và sản xuất tôm giống và chính sách ưu đãi đất đai. Thời hạn công bố kết quả sơ bộ vụ kiện cũng được dời đến tháng 4, thay vì vào ngày 25-3.

 Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), Cục Quản lý Thương mại quốc tế Mỹ (ITA) vừa thông báo việc các bên có liên quan có thể gửi yêu cầu rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá lần thứ 8 (POR8) đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam. Các yêu cầu rà soát phải được gửi chậm nhất vào ngày 28-02-2013.

Sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam đã bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá kể từ năm 2004 và đã trải qua 7 lần rà soát hành chính. Dự kiến kết quả sơ bộ của lần rà soát hành chính lần thứ 7 (POR7) sẽ được công bố vào tháng 3 năm 2013.

TBKTSG
Đăng ngày 25/02/2013
Phạm Thái
Chế biến

Tìm thấy thi thể một ngư dân trong 4 ngư dân mất tích trên vùng biển Lý Sơn

Sau nhiều ngày mất tích trên biển, một ngư dân trong số 4 ngư dân trên tàu cá QNg 11684Ts bị mất tích trên vùng biển Lý Sơn đã được tìm thấy ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Định.

ngư dân mất tích
• 16:19 21/10/2021

Thẫn thờ đứng nhìn vuông tôm tiền tỷ trôi theo lũ

Trận lũ vừa qua trên địa bàn đã cuốn trôi hàng tỷ đồng của những người nuôi tôm ở xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) khiến nhiều người lâm cảnh mất trắng, lao đao.

ao tôm sau lũ
• 10:39 19/10/2021

Lạ lẫm cảnh cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM

Sau gần 30 năm tâm huyết với đam mê nuôi cá cảnh, ông Quách Công Thanh (51 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) đã thành công nuôi cá Koi bằng môi trường tự nhiên ở ao ruộng.

Cá koi nuôi ruộng
• 19:07 18/10/2021

Đồng Tháp tồn 30.000 tấn thủy sản

Đồng Tháp hiện còn tồn 30.000 tấn thủy sản, trong đó hơn 20.000 tấn cá tra, còn lại là cá lồng bè.

thu hoạch cá tra
• 09:32 18/10/2021

Quá trình xử lý cá sau thu hoạch

Ikejime là kỹ thuật tạo ra một sản phẩm hải sản chất lượng cao về mặt sinh hóa vì quy trình này giúp loại bỏ căng thẳng và hậu quả tự nhiên của cái chết. Khi một con cá bị căng thẳng, não của nó sẽ hoạt động bằng cách làm đầy cơ bằng axit lactic, cortisol và adrenaline. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Sự kết hợp của các hormone và nhiệt độ cao sẽ biến đổi cấu trúc mô cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị. Khi thực hiện đúng cách, Ikejime ngăn chặn điều này xảy ra.

Chế biến cá
• 10:09 04/04/2025

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024
• 15:04 11/05/2025
• 15:04 11/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 15:04 11/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 15:04 11/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:04 11/05/2025
Some text some message..