VASEP: Kiến nghị ngưỡng phát hiện chỉ tiêu CAP với thủy sản tiêu thụ nội địa

Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp quy nào quy định ngưỡng cho phép của chỉ tiêu CAP nói riêng, các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng nói chung trong sản phẩm thủy sản tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Kiến nghị ngưỡng phát hiện chỉ tiêu CAP với thủy sản tiêu thụ nội địa
Cần có quy định ngưỡng cho phép của chỉ tiêu kháng sinh trong sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa.

Trong thời gian qua, VASEP đã nhận được phản ánh của DN hội viên về một vấn đề bất cập đang nảy sinh gây ảnh hưởng đến ngành chế biến hàng thủy sản tiêu thụ nội địa liên quan đến chỉ tiêu Chloramphenicol (CAP), cụ thể như sau: CAP là hoạt chất đang nằm trong danh sách hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản theo Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ NNPTNT ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam

Khó khăn cho doanh nghiệp

Đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu, Việt Nam đang cho phép Giới hạn tối thiểu về hiệu năng của phương pháp (Minimum Required Performance Limit – MRPL) của chỉ tiêu CAP < 0,3 ppb (theo Quyết định 1471/QĐ-BNNPTNT-QLCL ngày 20/6/2012 về sửa đổi danh mục các chỉ tiêu hoá học chỉ định kiểm nghiệm đối với lô hàng thuỷ sản xuất khẩu), tức là nếu sản phẩm thủy sản đăng ký xuất khẩu với kết quả kiểm nghiệm cho thấy có dư lượng CAP < 0,3 ppb thì vẫn được Cục NAFIQAD cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu.

Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp quy nào quy định ngưỡng cho phép của chỉ tiêu CAP nói riêng, các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng nói chung trong sản phẩm thủy sản tiêu thụ tại thị trường trong nước. Do vậy, một số siêu thị tại Việt Nam đang không chấp nhận các sản phẩm thủy sản được đưa vào hệ thống siêu thị của họ khi kết quả kiểm tra CAP trong các sản phẩm đó cho thấy có phát hiện dư lượng dù mức phát hiện được vẫn < 0,3 ppb. Sự bất bình đẳng này đang tạo ra rất nhiều khó khăn cho các DN sản xuất thủy sản để bán tại thị trường nội địa.

Nhằm giải tỏa các vướng mắc giữa các bên và cộng đồng DN có thể lưu thông được hàng hóa, VASEP đề nghị Thứ trưởng Bộ NN&PTNT có ý kiến chỉ đạo giúp tháo gỡ vấn đề trên để tạo điều kiện thúc đẩy lưu thông hàng hóa thủy sản tại thị trường trong nước và giúp các DN thủy sản yên tâm sản xuất, kinh doanh.

VASEP
Đăng ngày 20/03/2018
Tạ Hà
Chế biến

Tìm thấy thi thể một ngư dân trong 4 ngư dân mất tích trên vùng biển Lý Sơn

Sau nhiều ngày mất tích trên biển, một ngư dân trong số 4 ngư dân trên tàu cá QNg 11684Ts bị mất tích trên vùng biển Lý Sơn đã được tìm thấy ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Định.

ngư dân mất tích
• 16:19 21/10/2021

Thẫn thờ đứng nhìn vuông tôm tiền tỷ trôi theo lũ

Trận lũ vừa qua trên địa bàn đã cuốn trôi hàng tỷ đồng của những người nuôi tôm ở xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) khiến nhiều người lâm cảnh mất trắng, lao đao.

ao tôm sau lũ
• 10:39 19/10/2021

Lạ lẫm cảnh cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM

Sau gần 30 năm tâm huyết với đam mê nuôi cá cảnh, ông Quách Công Thanh (51 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) đã thành công nuôi cá Koi bằng môi trường tự nhiên ở ao ruộng.

Cá koi nuôi ruộng
• 19:07 18/10/2021

Đồng Tháp tồn 30.000 tấn thủy sản

Đồng Tháp hiện còn tồn 30.000 tấn thủy sản, trong đó hơn 20.000 tấn cá tra, còn lại là cá lồng bè.

thu hoạch cá tra
• 09:32 18/10/2021

Quá trình xử lý cá sau thu hoạch

Ikejime là kỹ thuật tạo ra một sản phẩm hải sản chất lượng cao về mặt sinh hóa vì quy trình này giúp loại bỏ căng thẳng và hậu quả tự nhiên của cái chết. Khi một con cá bị căng thẳng, não của nó sẽ hoạt động bằng cách làm đầy cơ bằng axit lactic, cortisol và adrenaline. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Sự kết hợp của các hormone và nhiệt độ cao sẽ biến đổi cấu trúc mô cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị. Khi thực hiện đúng cách, Ikejime ngăn chặn điều này xảy ra.

Chế biến cá
• 10:09 04/04/2025

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024
• 11:07 15/05/2025
• 11:07 15/05/2025
• 11:07 15/05/2025
• 11:07 15/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 11:07 15/05/2025
Some text some message..