Vai trò của bổ sung các loại acid mật trên cá

Khi bổ sung acid mật vào chế độ ăn sẽ giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng của cá và điều chỉnh lượng vi sinh vật trong ruột của cá theo hướng có lợi.

Vai trò của bổ sung các loại acid mật trên cá
Cá trắm cỏ. Ảnh: Bugwood.org

Vai trò acid mật trên cá

Acid mật từ lâu đã được biết đến với vai trò tiêu hóa và hấp thu chất béo, vitamin tan trong dầu cũng như điều chỉnh sự cân bằng nồng độ cholesterol, triglyceride, glucose và năng lượng trong tế bào. Acid mật đại diện cho con đường chính trong chuyển hóa cholesterol và sử dụng đến khoảng 50% lượng cholesterol hấp thụ hàng ngày của cơ thể. Sự tổng hợp acid mật xảy ra hoàn toàn trong gan qua một loạt các phản ứng enzyme trong tế bào gan chuyển đổi cholesterol thành nhiều hợp chất không tan và tan trong nước. an đầu, các acid mật sơ cấp được tổng hợp từ cholesterol sẽ được sự trợ giúp của các vi khuẩn ruột để loại 1 nhóm – OH tạo acid mật thứ cấp, các acid mật thứ cấp này sẽ được liên hợp tại gan, vận chuyển qua đường dẫn mật trong gan về dự trữ trong túi mật thực hiện chức năng của mình và lưu thông theo “chu trình ruột – gan”.

Các loại acid mật được sử dụng hiện nay là các acid như cholic acid, glycocholic acid, ursodeoxycholic acid… để thay thế thay thế cho acid mật bị thiếu. Khi thiếu acid mật trong cơ thể, cá sẽ bị chậm các quá trình chuyển hóa chất cũng như giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể vì vậy cơ thể động vật nói chung và cá nói riêng rất cần đầy đủ hàm lượng acid mật trong cơ thể. 

Nhằm xác định vai trò của acid mật đối với các quá trình chuyển hóa các chất của cá, các nhà khoa học đã đánh giá ảnh hưởng của chúng thông qua tốc độ tăng trưởng, chuyển hóa lipid và cả hệ thống vi sinh vật trong đường ruột của chúng. 

Nghiên cứu bổ sung axit mật (BA) đối với cá 

Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) ăn thức ăn với mức lipid trong khẩu phần cao nhằm đánh giá tác hại việc tích lũy lipid trong cơ thể cá. Các chế độ ăn gồm: (50 gram lipid /kg, nhóm 5L) với dầu đậu nành 20 g/kg (70 g/kg lipid, nhóm 7L); sau đó, 0,06 g acid mật / kg được thêm vào chế độ ăn 7L để tạo thành chế độ ăn thứ ba (nhóm 7L + BA). 96 cá thể cá trắm cỏ ( trọng lượng 69,86 ± 6,24 g) được chia thành ba nhóm tương ứng cho ăn ba chế độ ăn khác nhau trong 8 tuần, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại và sau đó, tốc độ tăng trưởng và chuyển hóa lipid được các đo lường đánh giá. 


Cholic acid. Ảnh: alicdn

Kết quả cho thấy sự tăng trưởng của cá trong nhóm 7L + acid mật cao hơn đáng kể so với nhóm 5L và 7L mà không bổ sung acid mật. Mức lipid trong toàn bộ cơ thể, gan tụy và cơ của cá trắm cỏ trong nhóm 7L + BA cũng thấp hơn đáng kể so với nhóm 7L. 

Biểu hiện của các gen điều khiển quá trình dị hóa lipid trong gan tụy và cơ của nhóm 7L + BA cao hơn đáng kể so với nhóm 5L. Điều này giúp cơ thể cá sử dụng lipid một cách hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn.

Lượng vi sinh vật trong ruột của các cá thể cá trong nhóm 7L + BA cao hơn đáng kể so với hai nhóm còn lại. Chứng tõ acid mật là một môi trường rất thuận lợi cho các loài vi khuẩn có lợi phát triển. 

Kết quả nghiên cứu trên chỉ ra rằng các loại acid mật (BA) khi bổ sung trong chế độ ăn sẽ giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng của cá bằng cách tăng cường tổng hợp protein, giảm hàm lượng lipid trong cơ thể cá và bằng cách điều chỉnh lượng vi sinh vật trong ruột của cá.

Bài báo đã giúp chúng ta nhận ra việc tích lũy nhiều lipid trong cơ thể sẽ không có lợi cho sức khỏe cá. Đồng thời phát hiện một môi trường làm chất đệm kích thích các vi khuẩn có lợi đường ruột phát triển một cách nhanh chóng. Cải thiện hệ vi sinh ruột cá theo hướng có lợi cho sức khỏe của cá. 


Đăng ngày 06/06/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Bắt tàu cá Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài

Thông tin từ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4, đến 14 giờ, ngày 3/8 đơn vị đã dẫn giải tàu cá CM - 99275-TS về đến cảng Hải đội 421, Hải đoàn 42 Cảnh sát biển tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn để tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.

tàu cá bị bắt
• 10:29 04/08/2021

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng sống về chủ quyền biển, đảo

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành nghi lễ đặc biệt quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Dưới đây là những hình ảnh đẹp về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được ghi lại vào tháng 4/2021.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
• 12:10 20/05/2021

Những góc nhìn bình dị từ cuộc sống của người dân miền biển

Dẫu cuộc sống miền biển có bộn bề khó khăn nhưng hạnh phúc vẫn luôn được tìm thấy đâu đó trong những bộn bề ấy, hạnh phúc hiện diện từ những điều nhỏ bé, bình dị nhất. Sự bộn bề cơ cực ấy thể hiện rõ trên những chuyến đi dài, những chuyến đi với sự trở về của một khoang tàu đầy ắp cá. Hạnh phúc, vui mừng vì một chuyến đi bội thu không có những cơn giận dữ bất thường nào của biển cả.

Bình minh trên biển.
• 07:11 17/05/2021

Quy định mới về giao khu vực biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

nuôi lồng bè trên biển
• 14:25 18/02/2021

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024
• 07:29 10/05/2025
• 07:29 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 07:29 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 07:29 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:29 10/05/2025
Some text some message..