Trùn hổ đỏ kích thích miễn dịch trên cá

Thời gian qua, nuôi trồng thủy sản phải đứng trước nhiều thách thức, rủi ro về bệnh hại, môi trường ô nhiễm, giá cả tiêu thụ không ổn định. Đặc biệt, yêu cầu về sản phẩm sạch của các thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe.

Trùn hổ
Trùn hổ đỏ được xem như là một thức ăn tự nhiên của cá.

Trùn hổ đỏ có tên khoa học là Eisenia foetida, hay gọi là trùn ăn phân, tập tính ăn của chúng thường là trên bề mặt đất với tất cả các loại chất hữu cơ, xác và chất thải động vật. Chúng phân huỷ chất hữu cơ do đó nhóm trùn này thường cung cấp đạm và enzym rất cao. Đây là nhóm trùn dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy,hải sản… Bên cạnh đó, ngày nay ở các nước tiên tiến trên thế giới như: Canada, Mỹ, Úc, Nhật… Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, trùn hổ đỏ được xem như là một thức ăn tự nhiên khoái khẩu trong môi trường nước ngọt (ao, hồ, sông suối,..) đối với các loài cá, tôm và một số loài bọ nước. Có thể sử dụng trùn trong cả môi trường nước lợ.

Hiện nay, trùn chỉ, giun nhiều tơ, giun đất, trùn quế được xem là nguồn thức ăn quý giá trong ương nuôi các đối tượng thủy sản như tôm hùm, ba ba, tôm sú, tôm càng xanh,… có giá trị dinh dưỡng cao cùng các acid amin thiết yếu. Trong đó, bột trùn quế đã được nghiên cứu làm thức ăn bổ sung trong ương ấu trùng tôm sú, cho kết quả chất lượng tôm Post 15 tốt hơn thức ăn nhập ngoại (Phan Thị Bích Trâm và ctv., 2009). Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Minh và ctv., (2010) khi phân lập vi sinh vật kiểm soát mầm bệnh trong trùn quế (Perionyx excavatus) nhận thấy: trong 13 chủng Bacillus sp. thì thấy 3 chủng Bacillus sp. đối kháng với vi khuẩn gây bệnh và kháng mạnh với nhóm Vibrio. Tuy nhiên, ứng dụng giun hổ đỏ vào nuôi trồng thủy sản còn hạn chế, nghiên cứu Rufchaei et al., 2019 được thực hiện để đánh giá lượng axit amin của chiết xuất trùn hổ đỏ (Eisenia foetida) và tác dụng của nó đối với các thông số miễn dịch và hiệu suất tăng trưởng của cá chép Caspian (Rutilus caspicus) trong một thí nghiệm cho ăn.

Cá chép Caspi ( Caspian roach – Rutilus caspicus) là loài cá nước ngọt, bơi theo đàn, sống ở thượng nguồn sông Volga, phân bố trải rộng khắp châu Âu, tây và bắc á. Đây là loài cá đặc sản không thể thiếu của người dân Nga được biết đến với món Vobla khô cá mặn từ cá chép Caspi. Cá có vị béo, nhiều dầu, thịt rất thơm và có vị ngọt tự nhiên nên ngày càng được ưa chuộng rộng rãi và trở thành mặt hàng xuất khẩu đến khắp nơi trên thế giới.

Cá chép Caspi.

Nghiên cứu ứng dụng chiết xuất trùn hổ đỏ trên cá

Thí nghiệm bao gồm 3 nghiệm thức lặp lại 3 lần. Cá có khối lượng đầu là 4.30 ± 0,10 g bổ sung chiết xuất trùn hổ đỏ với nồng độ 0,1:25 và 1:50 (chiết xuất trùn pha loãng với nước cất).

Kết quả

Phân tích axit amin cho thấy Trùn hổ đỏ có hàm lượng dinh dưỡng rất cao chứa 16 axit amin (Aspartic acid, Glutamic acid, Serine, Histidine, Glycine, Threonine, Arginine, Tryptophan, Alanine, Tyrosine, Methionine, Valine, Phenylalanine, Isoleucine).

Sau 8 tuần cho ăn thức ăn có bổ sung dịch chiết trùn hổ đỏ cho thấy cá được cho ăn chiết xuất E. foetida cho thấy hoạt động Ig và lysozyme trong huyết thanh cao hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng. Ngoài ra, bổ sung chế độ ăn với nồng độ pha loãng (1:25 V / V) đã làm tăng đáng kể ACH50 so với nhóm đối chứng.

Đối với hiệu suất tăng trưởng, kết quả cho thấy bổ sung dịch chiết trùn hổ đỏ cho thấy cải thiện tốc độ tăng trưởng, gia tăng lượng thức ăn vào và giảm hệ số FCR so với nhóm đối chứng ( P;0,05).

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt ở giai đoạn phát triển từ ấu trùng/cá bột lên cá giống, thức ăn tự nhiên là thành phần không thể thiếu được của rất nhiều loài cá, giáp xác và thân mềm nước ngọt và lợ, mặn. Ở giai đoạn này, ấu trùng/cá bột rất nhỏ (kích thước miệng nhỏ), chưa phát triển hoàn chỉnh các cơ quan cảm giác (như mắt, xúc giác, cơ quan đường bên) và hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh là những yếu tố hạn chế việc chọn lựa và sử dụng thức ăn thích hợp trong suốt thời kỳ bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Một số nhóm thức ăn tự nhiên được gây nuôi phổ biến như: vi tảo, luân trùng, moina và các loài giun (giun đất, giun nhiều tơ, trùn chỉ...).

Những phát hiện này cho thấy tác dụng tích cực của dịch chiết trùn hổ đỏ trong chế độ ăn của cá chép Caspian và ứng dụng trong ương nuôi cá. Nói chung, dịch chiết trùn hổ đỏ có thể được khuyến cáo như là chất miễn dịch cá ở giai đoạn đầu của quá trình nuôi cá.

The Science direct

Đăng ngày 04/11/2019
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 04:04 11/05/2025
• 04:04 11/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 04:04 11/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 04:04 11/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:04 11/05/2025
Some text some message..