Triển vọng nghề nuôi hải sâm trắng

Nuôi trồng thủy sản là một phần quan trọng trong giải pháp để cứu hải sâm trong giai đoạn loài này bị khai thác nghiêm trọng, bên cạnh việc các cơ quan chức năng có những chính sách bảo vệ nguồn lợi tự nhiên này.

Hải sâm
Hải sâm trắng hay còn gọi là hải sân cát, tên khoa học Holothuria scabra. Ảnh: eatlas.org.au

Hải sâm trắng hay còn gọi là hải sân cát, tên khoa học Holothuria scabra, đây là loài hải sâm nhiệt đới có giá trị cao nhất, chúng cũng cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, hiện nay với sự khai thác quá mức nguồn lợi này đã bị suy giảm nghiêm trọng nên việc nuôi đối tượng này sẽ tạo ra một bước phát triển mới.

Hải sâm trắng thường sống trong đáy cát bùn ở những nơi cửa sông hoặc các đầm phá, vũng vịnh. Thức ăn của chúng ngoài tự nhiên chủ yếu là mùn bã trên nền đáy, đôi khi cả rong, tảo. Nhờ vào đặc điểm này mà đã có nhiều ý tưởng về việc nuôi thương phẩm loài này ở những vùng biển tự nhiên.

Gần đây ở Philippines đã có một tổ chức có kế hoạch nuôi hải sâm trắng với qui mô lớn ở tỉnh Zamboanga del Sur, trên đảo Mindanao. Khu vực có nguồn rong biển không quá dày đặc cũng không quá thưa thớt và có rạn san hô, và điều quan trọng nó là một hệ sinh thái cung cấp thức ăn tự nhiên cho hải sâm dưới dạng chất hữu cơ đang phân hủy, loại bỏ nhu cầu tốn kém về thức ăn. San hô cũng bảo vệ địa điểm khỏi sóng và dòng chảy, đồng thời góp phần tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên.

Hải sâmHải sâm trắng thường sống trong đáy cát bùn ở những nơi cửa sông hay đầm phá. Ảnh: thefishsite.com

Khu nuôi có hàng rào bao bọc để hải sâm không thoát ra, nghĩa là cá có thể đi ngang qua trang trại khi thủy triều lên. Trang trại nuôi rộng 250 ha và vành đai rạn san hô xung quanh sẽ phục vụ như một khu bảo tồn, nơi chúng không có nguy cơ bị đánh bắt. Vành đai rạn san hô cũng sẽ được bảo vệ mạnh mẽ và rạn san hô có thể tái sinh từ từ.

Bên cạnh đó, đã có những nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của hải sâm trắng, kết quả này sẽ tạo điều kiện cho việc tạo nguồn giống hải sâm cho vấn đề nuôi thương phẩm loài này với quy mô lớn. Đối với hải sân trắng ở vùng biển Indonesia, các cá thể thành thục được quan sát thấy từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau. Các cá thể đang trong thời kỳ sinh sản được tìm thấy quanh năm. Những cá thể sau đẻ trứng được phân chia rõ ràng trong 2 thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là vào đầu mùa khô, từ tháng 3 - tháng 7, khi nhiệt độ tăng. Thời kỳ thứ hai là vào đầu mùa mưa, từ tháng 11 - tháng 1, khi nhiệt độ giảm. Hai giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục phân biệt rõ rệt. Giai đoạn thứ nhất tăng dần từ tháng 6 - tháng 10 và từ tháng 2 – tháng 4. Giai đoạn thứ hai giảm dần từ tháng 4 – tháng 6 và từ tháng 10 – tháng 2 năm sau. Ở New Caledonia, hải sâm cát ở đảo Saugi có 2 thời kỳ đẻ trứng hoặc một chu kỳ sinh sản kéo dài nửa năm. 

Đây là loài được nghiên cứu chuyên sâu nhất, đã được thảo luận trong tài liệu từ đầu thế kỷ 19. Loài này rất quan trọng vì nhiều lý do: (1) nó được phân bố rộng rãi và có nhiều trong lịch sử ở một số môi trường sống đáy mềm nông trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, (2) nó có giá trị thương mại cao trên thị trường châu Á, nơi nó chủ yếu được bán dưới dạng sản phẩm sấy khô và (3) nó là loài hải sâm nhiệt đới duy nhất hiện có thể được sản xuất hàng loạt trong các trại giống. 

Hải sâm ở Indonesia được báo cáo có hàm lượng protein 82,0%, chất béo 1,7%, tro 8,0%, carbohydrate 4,8%, canxi, phốt pho, chất, natri, kali, vitamin A, vitamin B, thiamine, và riboflavin, peptide, collagen, gelatin, polysacarit và saponin, có chức năng chống ung thư, chống đông máu, chống oxy hóa và chống hủy xương. Hải sâm sản xuất hàng năm ở Indonesia tăng 47%. Việc chế biến hải sâm ở Indonesia vẫn được thực hiện theo cách truyền thống và có đầu vào công nghệ thấp nên chất lượng đã ảnh hưởng rất lớn đến giá bán cả thị trường trong nước và quốc tế.  

Qua các thông tin trên cho thấy được triển vọng trong việc nuôi đối tượng mới góp phần cung cấp sản lượng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời góp phần hạn chế việc khai thác hải sâm trắng ngoài tự nhiên, và tái tạo lại nguồn lợi này một cách hiệu quả.

Ở Việt Nam, chúng phân bố ở các vùng ven biển Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc (Kiên Giang), Quảng Ninh, Hải Phòng. Với sự phát triển của nghề nuôi hải sâm trắng sẽ làm sơ sở cho sự phát triển đối tượng có giá trị này tại thì trường Việt Nam. 

Đăng ngày 21/04/2023
Hồng Huyền @hong-huyen
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:31 16/04/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Ứng dụng chiến lược xuất khẩu xanh trong doanh nghiệp thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã là trụ cột kinh tế, đưa tôm, cá tra, cá ngừ ra khắp thế giới. Nhưng giờ đây, áp lực xanh hóa từ thị trường quốc tế đang đặt ra bài toán mới. Chiến lược xuất khẩu xanh không chỉ là xu hướng mà còn là lối đi sống còn để doanh nghiệp thủy sản nâng giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu. Vậy làm sao để áp dụng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

Tôm
• 09:00 12/04/2025
• 19:22 06/05/2025
• 19:22 06/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 19:22 06/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 19:22 06/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:22 06/05/2025
Some text some message..